Trung Quốc phát triển trực thăng sao Hỏa giống NASA

Mẫu trực thăng mini dự kiến phục vụ cho các nhiệm vụ sao Hỏa tương lai có hai cánh quạt, 4 chân mảnh, phần đế gồm camera và cảm biến.

Trung Quốc phát triển trực thăng sao Hỏa giống NASA
Nguyên mẫu trực thăng sao Hỏa do Trung Quốc phát triển. Ảnh: NSSC/CAS

Trung tâm Khoa học Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (NSSC) hôm 1/9 công bố trên website hình ảnh về một mẫu trực thăng mini với thiết kế khá giống Ingenuity của NASA. NSSC cho biết, mẫu trực thăng mới có thể là công cụ cho các nhiệm vụ khám phá sao Hỏa trong tương lai nhưng không nêu rõ chi tiết.

Tháng 5, robot Chúc Dung đáp thành công xuống sao Hỏa, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai sau Mỹ làm được điều này. Robot thám hiểm tân tiến nhất của NASA, Perseverance, cũng hạ cánh xuống hành tinh đỏ vào tháng 2.

Đồng hành cùng Perseverance là trực thăng nhỏ Ingenuity. Chuyến bay đầu tiên của Ingenuity diễn ra vào tháng 4, đạt độ cao khoảng 3 mét, đánh dấu lần đầu tiên phương tiện bay của con người cất cánh thành công ở một thiên thể khác ngoài Trái Đất. Đến nay, trực thăng này đã thực hiện hơn 10 chuyến bay với tổng quãng đường hơn 20 km và tổng thời gian khoảng 20 phút.

Trung Quốc phát triển trực thăng sao Hỏa giống NASA
Thiết kế trực thăng Ingenuity hoạt động trên sao Hỏa của NASA. Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Giống Ingenuity, mẫu trực thăng Trung Quốc có hai cánh quạt, 4 chân mảnh, phần đế gồm cảm biến và camera. Điểm khác biệt là không có tấm pin mặt trời ở trên cùng. Theo NSSC, phương tiện này sẽ trang bị quang phổ kế để rà quét các cấu trúc địa lý trên sao Hỏa.

Việc trang bị hai cánh quạt cũng không khó hiểu do sao Hỏa có khí quyển rất mỏng. Để trực thăng có thể bay lên, hai cánh quạt cần quay ngược chiều với vận tốc gấp khoảng 8 lần so với trực thăng thông thường trên Trái Đất, nghĩa là khoảng 2.400 vòng mỗi phút.

Nhiệm vụ sao Hỏa tiếp theo của Trung Quốc là thu thập mẫu vật, dự kiến có thể diễn ra vào năm 2028 hoặc 2030. Nước này cũng lên kế hoạch phóng tàu chở người đầu tiên tới sao Hỏa năm 2033.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mời trải nghiệm sức công phá của một quả bom hạt nhân khi nổ ngay bên bạn

Mời trải nghiệm sức công phá của một quả bom hạt nhân khi nổ ngay bên bạn

Một trang web có tên là outrider.org sẽ giúp chúng ta biết rõ được trong thực tế khi một quả bom hạt nhân phát nổ thì nó sẽ gây ra mức thiệt hại kinh khủng như thế nào.

Đăng ngày: 04/09/2021
Biến bìa cứng thành ô tô, xe máy giống như thật, tỉ mỉ đến từng chi tiết

Biến bìa cứng thành ô tô, xe máy giống như thật, tỉ mỉ đến từng chi tiết

Người phụ nữ đến từ Nhật Bản đã khéo léo tận dụng những hộp giấy bỏ đi để sáng tạo nên các tác phẩm điêu khắc.

Đăng ngày: 04/09/2021
Kỳ lạ ngôi làng ở Nigeria nơi đàn ông và phụ nữ nói 2 ngôn ngữ khác nhau

Kỳ lạ ngôi làng ở Nigeria nơi đàn ông và phụ nữ nói 2 ngôn ngữ khác nhau

Tại Ubang, một cộng đồng nông thôn kỳ lạ ở Nigeria, người dân tin rằng phụ nữ đến từ sao Kim, còn đàn ông đến từ sao Hoả và họ nói 2 ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau.

Đăng ngày: 03/09/2021
Toà nhà độc đáo lơ lửng giữa vách núi cao 774 mét ở Italia

Toà nhà độc đáo lơ lửng giữa vách núi cao 774 mét ở Italia

Santuario Madonna della Corona được xây dựng chênh vênh giữa vách núi Baldo cao khoảng 774 mét ở Italia.

Đăng ngày: 03/09/2021
Vụ nổ bí ẩn từng gây ra thảm họa tuyệt chủng kinh hoàng nhất lịch sử

Vụ nổ bí ẩn từng gây ra thảm họa tuyệt chủng kinh hoàng nhất lịch sử

Vụ nổ ấy đã tạo ra một môi trường quá tốt cho các loài động vật. Để rồi khi nó biến mất, mọi thứ cũng chấm dứt.

Đăng ngày: 02/09/2021
Điều gì xảy ra với não của bạn sau khi bạn không ăn đường?

Điều gì xảy ra với não của bạn sau khi bạn không ăn đường?

Ai cũng biết rằng một lượng lớn đồ ngọt trong chế độ ăn uống của bạn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, nhưng cũng rất khó để có thể bỏ hoàn toàn đồ ngọt và đường.

Đăng ngày: 01/09/2021
Những thước phim ấn tượng đạt giải Nikon Small World in Motion 2021

Những thước phim ấn tượng đạt giải Nikon Small World in Motion 2021

Một chiếc video đột phá về các sinh vật đơn bào di chuyển xung quanh ruột của một con mối đã giành chiến thắng trong cuộc thi Nikon Small World in Motion 2021.

Đăng ngày: 01/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News