Trung Quốc phòng tàu chở hàng lên module Thiên Hà
Tàu vũ trụ Thiên Châu 2 đã bay lên quỹ đạo vào hôm qua và ghép nối thành công với module Thiên Hà của trạm vũ trụ Thiên Cung.
Tên lửa Trường Chinh đưa tàu Thiên Châu-2 lên quỹ đạo. (Video: CMSA).
Theo Cơ quan Không gian có người lái Trung Quốc (CMSA), tàu Thiên Châu-2 gắn trên đỉnh tên lửa Trường Chinh-7 Y3 đã cất cánh vào lúc 20h55 hôm 29/5 theo giờ Bắc Kinh từ Bãi phóng Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Chuyến bay mang theo 1,96 tấn thuốc phóng và 4,69 tấn vật tư để hỗ trợ các sứ mệnh có phi hành đoàn trong tương lai.
Đúng 604 giây sau khi phóng, tàu vũ trụ đã tách khỏi tên lửa và đi vào quỹ đạo được chỉ định. Lúc 21h17, các tấm pin mặt trời của con tàu bắt đầu mở ra và hoạt động bình thường.
Trong một tuyên bố mới vào sáng 30/5, CMSA cho biết tàu Thiên Châu-2 đã ghép nối thành công với module Thiên Hà - phần đầu tiên của trạm vũ trụ Thiên Cung được đưa lên quỹ đạo từ hôm 29/4.
Tàu Thần Châu-2 ghép nối với module Thiên Hà. (Video: CMSA).
Sứ mệnh chở hàng này là bước đệm để Trung Quốc đưa các phi hành gia lên mudule Thiên Hà vào tháng tới. Chuyến bay sẽ do tên lửa Trường Chinh 2F triển khai từ một bãi phóng ở thị trấn Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi.
Trung Quốc có kế hoạch lắp ráp hoàn chỉnh trạm vũ trụ Thiên Cung trên quỹ đạo thông qua 11 lần phóng trong vòng hai năm, bao gồm cả các chuyến bay chở thuốc phóng, vật tư và phi hành đoàn. Trạm được cấu thành từ ba module, trong đó Thiên Hà là module lõi. Khi hoàn thiện, nó sẽ nặng khoảng 66 tấn.
Dự án Thiên Cung đã được Trung Quốc ấp ủ trong ba thập kỷ. Trước đó, nước này đã phóng hai nguyên mẫu Thiên Cung 1 và 2, còn được gọi phòng thí nghiệm vũ trụ, lần lượt vào các năm 2011 và 2016.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
