Các nhà thiên văn học giới thiệu bản đồ vũ trụ rộng 7 tỷ năm ánh sáng

Bản đồ mới về vật chất tối được lập dựa trên sự quan sát 226 triệu thiên hà, sau đó xử lý bằng AI và máy tính hiệu suất cao.

Các nhà thiên văn sử dụng tập hợp dữ liệu lớn nhất về thiên hà, chiếm gần 1/8 vùng trời khả kiến, để lập ra những phép đo chính xác về thành phần và sự phát triển của vũ trụ, IFL Science hôm 29/5 đưa tin. Đây là dữ liệu thu thập được trong 3 năm đầu tiên của Khảo sát Năng lượng Tối (DES) - chương trình gồm hơn 400 nhà khoa học từ 25 viện nghiên cứu tại 7 quốc gia.


Bản đồ vật chất tối DES (màu tím) chồng lên ảnh chụp dải Ngân Hà. (Ảnh: DES).

Nhóm nghiên cứu sử dụng hình ảnh quan sát của hơn 226 triệu thiên hà để tạo ra bản đồ lớn nhất về vật chất tối, trải rộng hơn 7 tỷ năm ánh sáng. Bản đồ cho thấy Mô hình Vũ trụ chuẩn, giả thuyết chính làm cơ sở cho những hiểu biết của con người về vũ trụ, đến nay vẫn là mô hình tốt nhất.

Theo Mô hình chuẩn, vũ trụ gồm 3 thành phần chính là vật chất thường - vật chất tạo nên con người, vật chất tối - vô hình, tràn ngập khắp nơi và nặng gấp 5 lần vật chất thường, năng lượng tối - thành phần dồi dào nhất, khiến vũ trụ mở rộng ngày càng nhanh.

"Đây thực sự là những phân tích tiên tiến nhất, đòi hỏi trí tuệ nhân tạo (AI), máy tính hiệu suất cao và những nhà khoa học trẻ tài năng nhất", Scott Dodelson, nhà vật lý tại Đại học Carnegie Mellon, đồng lãnh đạo Hội đồng Khoa học DES, cho biết.

Nhóm nghiên cứu cũng so sánh các kết quả hiện tại với bản đồ phông vi sóng vũ trụ (CMB) - ánh sáng đầu tiên chiếu tự do trong không gian. CMB cũng được sử dụng để kiểm tra Mô hình Chuẩn.

Các dữ liệu thu được trong nghiên cứu mới nhất quán với nhau và nhất quán với mô hình. Nhóm DES chưa phát hiện điều gì có khả năng sẽ thay đổi hiểu biết của con người nhưng vũ trụ có vẻ phẳng lặng hơn so với dự đoán từ việc phân tích CMB.

"Sẽ rất thú vị khi phát hiện những mâu thuẫn giữa các cuộc khảo sát thiên hà như DES với việc phân tích CMB, vì chúng sẽ cung cấp thông tin vật lý mới. Sự khác biệt quan sát được trong tập hợp vật chất có thể là một mâu thuẫn như vậy, nhưng chúng tôi sẽ cần nhiều dữ liệu hơn để khẳng định", tiến sĩ Pablo Lemos, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News