Trung Quốc phóng tàu thu mẫu vật từ mặt trăng vào năm 2017

Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch phóng tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga 5 trong năm 2017, Tân Hoa xã dẫn Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cho hay.

"Việc phát triển tàu Hằng Nga 5 đang được tiến hành suôn sẻ", phát ngôn viên của Ủy ban, Wu Zhijian, cho biết trong một cuộc họp báo vào hôm nay 16/12.

Sau thành công của tàu Hằng Nga 3 vừa đáp lên bề mặt mặt trăng và thả tàu tự hành Thỏ ngọc ra để thám hiểm "chị Hằng", chương trình mặt trăng đầy tham vọng của Trung Quốc (gồm ba giai đoạn là quỹ đạo, hạ cánh, cất cánh) đã hoàn tất giai đoạn hai.

Ở giai đoạn ba, Trung Quốc sẽ phóng hai tàu Hằng Nga 5 và Hằng Nga 6 bay đến đáp xuống bề mặt mặt trăng, thu lấy mẫu vật gồm đất, đá... rồi cất cánh mang chúng trở về Trái đất.


Tàu thăm dò Hằng Nga 3 đang có mặt trên mặt trăng - (Ảnh: AFP)

Giai đoạn ba của chương trình sẽ khó khăn hơn bởi nhiều thách thức công nghệ phải vượt qua như tàu thăm dò cất cánh từ bề mặt mặt trăng, thu giữ và đóng gói mẫu vật, lắp ghép trên quỹ đạo mặt trăng, trở về Trái đất với tốc độ cao. "Tất cả đều mới đối với Trung Quốc", người phát ngôn Wu Zhijian cho biết.

Cũng theo Wu Zhijian thì tàu thăm dò dự bị của Hằng Nga 3 là Hằng Nga 4 sẽ được điều chỉnh để kiểm tra các công nghệ của Hằng Nga 5.

Được biết, trước sứ mệnh Hằng Nga 3, đất nước đông dân nhất hành tinh đã hai lần gửi tàu thăm dò bay đến quỹ đạo vệ tinh tự nhiên của Trái đất là Hằng Nga 1 và Hằng Nga 2.

Vào tháng 10/2007, tàu Hằng Nga 1 bay vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3A. Con tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc này đã gửi về Trái đất một số hình ảnh bề mặt "chị Hằng" trước khi kết thúc sứ mệnh với việc đâm vào mặt trăng sau 16 tháng chu du trong không gian.

Tiếp đó, vào tháng 10/2010, tàu Hằng Nga 2 rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tây nam tỉnh Tứ Xuyên để bay đến quỹ đạo mặt trăng cùng sứ mệnh vẽ bản đồ chi tiết về vệ tinh này.

Trong tham vọng không gian của mình, Trung Quốc dự tính sẽ gửi người lên mặt trăng vào năm 2020.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News