Trung Quốc phóng vệ tinh cho Nigeria
Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh viễn thông NigComSat-1R của Nigeria vào quỹ đạo hôm nay.
>>> Trung Quốc phóng thành công vệ tinh Bắc Đẩu thứ 10
Xinhua cho biết, vệ tinh trên được đẩy bằng tên lửa Long March-3B từ Trung tâm phóng vệ tinh của tỉnh Tây Xương, phía tây nam Trung Quốc lúc 0h41 (giờ Bắc Kinh).
Vệ tinh viễn thông NigComSat-1R được phóng đi tại
Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương. (Ảnh: Xinhua)
NigComSat-1R của Nigeria có tuổi thọ 15 năm. Nó được phóng vào quỹ đạo nhằm đẩy mạnh các dịch vụ thông tin, truyền hình, kết nối mạng internet, hàng hải và giáo dục từ xa chuyển từ châu Phi, châu Âu và châu Á.
Vệ tinh này do Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc sản xuất thay thế cho một model trị giá 257 triệu USD phóng thất bại vào năm 2008, do vấn đề nạp pin, chính phủ Nigeria cho biết.
Tổng thống Goodluck Jonathan của Nigeria cho biết trên AFP: "Vệ tinh NigComSat-1R sẽ tăng cường hệ thống viễn thông cũng như tạo điều kiện để truy cập mạng internet nhanh và rẻ hơn, đồng thời tạo cầu nối giữa thành thị và nông thông dễ dàng".
Đây là lần thứ 3 Trung Quốc cung ứng dịch vụ phóng vệ tinh cho khách nước ngoài. Trước đó, Trung Quốc từng hai lần phóng vệ tinh viễn thông thành công cho Pakistan.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
