Trung Quốc phóng vệ tinh dự báo thời tiết mới
Trung Quốc có thể sẽ phóng vệ tinh dự báo thời tiết Fengyun-3 (Phong Vân-3 hay FY-3) trong mùa thu năm nay nhằm cải thiện khả năng dự báo thời tiết toàn cầu.
Do Cơ quan Vũ trụ Thượng Hải nghiên cứu và sản xuất, đây là vệ tinh theo dõi thời tiết thế hệ thứ 2 của Trung Quốc.
Gao Huoshan, Giám đốc dự án nghiên cứu vệ tinh FY-3 cho biết FY-3 nặng trên 2,4 tấn, cao gấp 3 lần so với vệ tinh FY-1. Ngoài ra, FY-3 được gắn 11 thiết bị quan sát với độ nhạy lớn hơn rất nhiều so với thế hệ FY-1.
Ông Gao cho biết thêm, vệ tinh mới có thể phát hiện được chính xác hơn các thay đổi về khí tượng và gửi về những hình ảnh có độ phân giải cao hơn. Khi đã được phóng lên không gian, vệ tinh FY-3 sẽ hỗ trợ đáng kể cho công tác dự báo thời tiết và ngăn ngừa các thảm hoạ thiên nhiên, thay thế cho vệ tinh FY-1D đã sử dụng từ tháng 5/2002 và cung với vệ tinh FY-2D hình thành một hệ thống quan sát kép.
Trước đó, Cơ quan dự báo khí tượng Trung Quốc đã thông báo đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phóng tổng cộng 22 vệ tinh dự báo thời tiết nữa gồm: 4 vệ tinh loại Fengyun-2; 12 vệ tinh loại Fengyun-3 và 6 vệ tinh Fengyun-4.
HQ

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
