Trung Quốc sắp đưa vào vận hành hệ thống GPS của riêng mình
Nhiều thập kỷ kể từ khi quân đội Mỹ lần đầu mở cửa hệ thống điều hướng vệ tinh của họ cho các mục đích sử dụng dân sự, GPS đã trở thành một phần tất yếu cơ bản trong cuộc sống thường ngày của chúng ta - từ việc cho phép máy bay theo dõi vị trí đến cung cấp phương hướng bản đồ trên smartphone của chúng ta.
Và rồi bất ngờ, Trung Quốc tuyên bố họ có một hệ thống tương tự như vậy sắp sửa được đưa vào sử dụng!
Hôm thứ Hai vừa qua, chính phủ Trung Quốc cho biết đã phóng thành công hai vệ tinh vào quỹ đạo, đó là vệ tính số 42 và 43 của Hệ thống Vệ tinh Điều hướng BeiDou (BDS). Theo cơ quan tin tức quốc gia Xinhua, điều đó có nghĩa là hệ thống vệ tinh BDS về cơ bản đã hoàn thiện và sẽ cung cấp dịch vụ định vị tương tự GPS cho các quốc gia thành viên của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vào cuối năm nay.
Ảnh dựng vệ tinh BeiDou-3.
Tất nhiên, BDS không phải là dịch vụ định vị vệ tinh duy nhất không thuộc sở hữu của Mỹ. Châu Âu có hệ thống Galileo, và Nga có GLONASS.
Giai đoạn đầu của hệ thống BeiDou (có nghĩa là Chòm sao Đại Hùng) đã được hoàn thành vào năm 2000. Nhưng những phiên bản ban đầu đó chỉ phủ sóng tại Trung Quốc và khu vực châu Á mà thôi.
Với phiên bản mới nhất, mức độ chính xác đã được cải thiện, độ sai lệch chỉ từ 2.5m đến 5m mà thôi - theo lời nhà thiết kế trưởng của BeiDou là Yang Changfeng. Kết quả này tương đồng với công nghệ GPS hiện tại.
Hầu hết các smartphone mới đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc hiện đã hỗ trợ BeiDou, bao gồm Huawei, Xiaomi và OnePlus. Nhìn chung, một thiết bị càng truy cập được đến nhiều vệ tinh thì tín hiệu thu được sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn - và qua đó vị trí của bạn cũng sẽ được xác định chính xác hơn. Nhiều thiết bị hiện nay cũng đã tương thích với GPS và GLONASS.
Nhưng nếu bạn sống tại Mỹ và muốn sử dụng BeiDou trên smartphone, có lẽ bạn đừng nên hào hứng quá. Vì luật chống gián điệp, các smartphone tại Mỹ đã bị chặn kết nối với các vệ tinh nước ngoài. Phải đến gần đây, khi FCC đưa ra ngoại lệ đối với hệ thống Galileo của châu Âu, thì các điện thoại Mỹ mới nhận được tín hiệu từ hệ thống định vị đối thủ này.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
