Trung Quốc sắp phóng "Thiên Cung"
Ngày (20/9) Trung Quốc cho biết, nước này sẽ phóng mô-đun không gian Tiangong-1 vào cuối tháng 9 này, bắt đầu cho việc xây dựng một trạm vũ trụ của riêng mình, theo AFP.
>>> Trung Quốc chuẩn bị xây trạm vũ trụ
Trước đó, đất nước Đông Á này có kế hoạch đưa mô-đun không người lái Tiangong-1, hay còn gọi là Thiên Cung 1, vào quỹ đạo trong năm 2010, tuy nhiên các vấn đề về kỹ thuật đã khiến sứ mệnh bị chậm trễ.
Theo một phát ngôn viên giấu tên của Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc (ở tây bắc Trung Quốc), mô-đun Tiangong-1 sẽ rời bệ phóng tại đây trong khoảng từ ngày 27-30/9.
Tàu thăm dò Chang'e 2 được Trung Quốc phóng lên quỹ đạo Mặt trăng tháng 10/2010 - (Ảnh: Reuters)
Theo Tân Hoa xã, hiện Tiangong-1 và tên lửa đẩy Long-March II-F (Trường Chinh II-F), loại tên lửa đã thành công trong cả bảy lần phóng tàu vũ trụ Thần Châu trước đó, đã sẵn sàng trên bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền.
Được biết, với trọng lượng 8 tấn, dài 8,5m, mô-đun Tiangong-1 sẽ ở trong quỹ đạo bay quanh Trái đất trong 2 năm và là cấu phần đầu tiên cho tham vọng xây trạm vũ trụ của đất nước đông dân nhất hành tinh.
Sau khi Tiangong-1 rời bệ phóng khoảng 2 tháng, Trung Quốc sẽ cho tàu vũ trụ không người lái Thần Châu 8 bay vào không gian và thực hiện việc kết nối với Tiangong-1 trên quỹ đạo.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục đạt được những thành công lớn trong việc nghiên cứu khám phá vũ trụ. Sứ mệnh xây dựng trạm vũ trụ cho riêng mình của Trung Quốc nhằm khẳng định sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học vũ trụ của nước này.
Năm 2003, Trung Quốc đã ghi tên vào danh sách những quốc gia có khả năng tự đưa người vào không gian (cùng với Nga, Mỹ) bằng tàu Thần Châu 5 với một phi hành gia.
Hai năm sau, Trung Quốc nâng số lượng phi hành gia theo tàu Thần Châu 6 lên hai người. Năm 2008 đánh dấu một bước tiến vĩ đại của ngành công nghệ vũ trụ Trung Quốc bằng việc phóng tàu Thần Châu 7 mang theo ba phi hành gia.
Trong chuyến bay này, Trung Quốc trở thành một trong ba nước (cùng với Mỹ, Nga) có khả năng tự đưa người vào vũ trụ và thực hiện việc đi bộ ngoài khoảng không vũ trụ.
Ngoài ra, trong hai năm 2007 và 2010, Trung Quốc cũng hai lần phóng tàu thăm dò Chang'e (Hằng Nga) đến quỹ đạo Mặt trăng để chuẩn bị cho việc đưa tàu đáp xuống bề mặt chị Hằng vào năm 2013 và tiếp theo là đưa người đặt chân lên vệ tinh tự nhiên của Trái đất vào năm 2017.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
