Trung Quốc sẽ cho phi hành gia ăn sâu gạo trên không gian
Một thí nghiệm cho các phi hành gia dùng sâu gạo để tự túc lương thực trong quá trình chinh phục không gian đã được thực hiện tại Trường ĐH Hàng không và Không gian Bắc Kinh.
Một nhóm ba nhà khoa học - hai nữ một nam - tình nguyện ở trong phòng thí nghiệm kín 105 ngày để chứng minh việc dùng sâu gạo như nguồn protein chủ yếu cho các sứ mệnh không gian dài ngày.
Nhóm nhà khoa học Trung Quốc tình nguyện ở trong phòng thí nghiệm kín 105 ngày
Theo nhà khoa học Hu Dawei thuộc dự án nghiên cứu này, thí nghiệm được tiến hành trong phòng sinh quyển nhân tạo rộng 160m2, chia làm 3 ngăn, một ngăn cho sinh hoạt của nhóm nghiên cứu và 2 ngăn trồng cây. Sâu gạo chứa hơn 76% protein, được họ dùng kèm với rau. Mỗi người ăn hàng ngày vài chục con sâu gạo sau khi chúng được nuôi trong khoảng 1 tháng, to bằng ngón tay.
Ông Hu cho biết ba người nói trên chưa từng dùng sâu gạo trước đó nhưng họ vẫn ăn được, đều khỏe mạnh và vui vẻ qua quá trình thí nghiệm. Sâu gạo cũng được họ chế biến và dùng kèm theo nhiều gia vị khác nhau.
Sâu gạo chứa hơn 76% protein
Ông Hu nói: “Liên Hiệp Quốc từng có đề nghị dùng sâu gạo để nuôi sống dân cư bị đói như ở châu Phi. Vì vậy, chúng tôi nghĩ tại sao không thể sử dụng làm thực phẩm trong các chuyến du hành không gian. Sâu gạo là nguồn thức ăn sạch nhất và lành mạnh nhất”. Ông cho biết sẽ có những đợt thí nghiệm tiếp theo và hy vọng sâu gạo sẽ là thực phẩm chính trong các sứ mệnh không gian dài ngày của Trung Quốc trong tương lai.
Hồi năm 2009, Trung Quốc nêu ý kiến về việc sử dụng sâu gạo cho các phi hành gia nhưng bị các cơ quan không gian phương Tây phản đối với lý do các phi hành gia không cảm thấy thoải mái với dạng thức ăn này.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
