Trung Quốc sẽ đưa tàu vũ trụ thám hiểm vùng tối mặt trăng

Trung Quốc đang lên kế hoạch đưa tàu thăm dò Hằng Nga 4 lên vùng tối của mặt trăng. Đây là khu vực chưa được khám phá và còn nhiều bí ẩn với con người.

Trung Quốc dự định đưa tàu thăm dò Hằng Nga 4 lên vùng tối mặt trăng

Kế hoạch này được ông Ngô Vĩ Nhân, kỹ sư trưởng chương trình khám phá mặt trăng của Trung Quốc tiết lộ. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên thực hiện được điều này, CNN đưa tin ngày 21.5.


Tàu thăm dò Hằng Nga 3 của Trung Quốc - (Ảnh: AFP)

Các nhà khoa học Trung Quốc đang thào luận để chọn vị trí đáp xuống mặt trăng. Nơi đó có thể sẽ khó khăn hơn, các nước đi trước đã chọn vị trí đáp ở vùng sáng và Trung Quốc có thể sẽ chọn vùng tối mặt trăng, China Daily dẫn lời ông Ngô Vĩ Nhân.

Hằng Nga-4 dự kiến sẽ được phóng vào năm 2020. Tàu thăm dò sẽ trải qua 3 giai đoạn chính, gồm tiếp cận quỹ đạo mặt trăng, hạ cánh và quay trở về, theo China Daily.


Trung Quốc sẽ đưa tàu vũ trụ thám hiểm vùng tối mặt trăng - ảnh 2Vùng tối mặt trăng vẫn là nơi còn nhiều bí ẩn đối với con người - (Ảnh: AFP)

Vào năm 1959, tàu thăm dò Luna của Liên Xô đã lần đầu tiên chụp ảnh vùng tối mặt trăng.

Năm 1968, các phi hành gia trong sứ mệnh Apollo 8 của Mỹ là những người đầu tiên mục kích khu vực này. Kể từ đó đến nay, nhiều tàu thăm dò khác đã chụp ảnh vùng tối và gần đây nhất là phi thuyền Lunar Reconnaissance Orbiter của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Mặt trăng mà chúng ta thường thấy thật ra chỉ là một nửa, một nửa còn lại là vùng tối nằm ở phía bên kia và đối với con người nơi đó vẫn còn bí ẩn. Phần lớn diện tích bề mặt vùng tối là South Pole-Aitken, hố thiên thạch lớn nhất hệ mặt trời với đường kính khoảng 2.500 km.

Tháng 10.2007, Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên Hằng Nga-1 ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam nước này. Tàu đáp xuống bề mặt mặt trăng vào tháng 3.2009. Tàu Hằng Nga-2 tiếp tục được phóng vào năm 2010 và Hằng Nga-3 là năm 2013.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News