Trung Quốc sẽ khai thác băng cháy
Lòng đất tỉnh Thanh Hải và cao nguyên Tây Tạng chôn giấu lượng lớn băng cháy, dạng nhiên liệu có thể cung cấp năng lượng cho Trung Quốc trong vòng 90 năm.
Trung Quốc phát hiện trữ lượng lớn băng cháy (methane hydrate) vào cuối tháng 9/2009 và mới đây, tỉnh Thanh Hải thông báo, chính quyền cho phép các nhà nghiên cứu và công ty năng lượng khai thác nguồn năng lượng này.
Mặc dù metan hydrate có mặt ở nhiều nước với trữ lượng lớn nhưng thách thức chính đối với Trung Quốc và các quốc gia khác là làm sao phát triển công nghệ khai thác hiệu quả mà không gây hại môi trường.
Băng cháy đã được phát hiện tại hơn 100 quốc gia, ở vùng đất bị đóng băng vĩnh viễn ở Bắc Cực và dưới đáy đại dương. Methane hydrate là loại chất giống như băng, có thể được dùng để thắp sáng và đốt như nhiên liệu thông thường.
Nhưng thay vì đào lên, nhà khai thác phải làm tan chảy băng cháy dưới lòng đất rồi chiết xuất khí mê-tan. (methane). Các nghiên cứu nhằm thương mại hóa dạng nhiên liệu mới này đang được tiến hành.
Methane hydrate là nguồn năng lượng hấp dẫn với bất kì quốc gia nào, do mật độ năng lượng cao của nó: 1m3 băng cháy có thể sản sinh 164m3 khí đốt tự nhiên. Mật độ năng lượng cao là do mê-tan bị "mắc kẹt" bên trong cấu trúc tinh thể hydrate và bị nén chặt ở đây.
Theo Bộ Năng lượng Trung Quốc, nguồn năng lượng của mê-tan ở dạng hydrate có thể có thể vượt quá lượng năng lượng của tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch từng được biết đến.
Ngoài ra, hydrate đông lạnh có rất ít tạp chất, nên có thể coi đây là một nguồn năng lượng sạch, ít ô nhiễm so với dầu mỏ hay khí đốt tự nhiên.
Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc dự đoán rằng, quốc gia này có thể bắt đầu sử dụng băng cháy, gia nhập nhóm các nước thăm dò và khai thác methane hydrate trong vòng 10-15 năm tới.
Bên cạnh Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản Hàn Quốc... và cả Việt Nam đều có ý định khai thác khí tự nhiên hydrate.
Mùa hè năm 2009, các nhà khoa học Mỹ trên một tàu nghiên cứu tại Vịnh Mexico phát hiện ra các túi khí methane hydrate, ước tính chứa khoảng 190.000 tỷ m3 khí đốt.
Bộ Năng lượng Mỹ ước tính rằng, toàn bộ lượng methane hydrate trên toàn thế giới vào khoảng 11 tỷ tỷ m3 khí, trong đó có 2.400 tỷ mét khối chôn ở Alaska.
Vì mê-tan là một chất khí nhà kính mạnh nên các nhà nghiên cứu cũng lo ngại về tác động môi trường của việc chiết xuất methane hydrate.
Tuy nhiên, nếu xử lý cẩn thận, sử dụng methane hydrate như một nhiên liệu đảm bảo an toàn hơn là để nó tự tan chảy, đặc biệt là trong điều kiện Trái Đất nóng lên như hiện nay.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
