Trung Quốc sẽ xây dựng hệ thống định vị Mặt trăng

Trung Quốc sẽ phát triển mạng lưới vệ tinh bao quanh Mặt trăng để định vị chính xác theo thời gian thực, giúp thúc đẩy thám hiểm vùng cực nam.

Nhóm nghiên cứu đến từ Viện kỹ thuật hệ thống tàu vũ trụ Bắc Kinh đề xuất xây dựng mạng lưới 21 vệ tinh quanh Mặt trăng có thể cung cấp chức năng định vị độ chính xác cao theo thời gian thực để hỗ trợ các nhiệm vụ của Trung Quốc, Interesting Engineering hôm 14/7 đưa tin. Những vệ tinh này sẽ được triển khai ở 4 loại quỹ đạo trong 3 giai đoạn, có thiết kế bền vững và tiết kiệm chi phí. Dù nhóm nghiên cứu không nêu cụ thể khung thời gian xây dựng, Trung Quốc hướng tới đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030 và xây dựng căn cứ ở cực nam với các đối tác quốc tế năm 2035.

Trung Quốc sẽ xây dựng hệ thống định vị Mặt trăng
Mô phỏng hệ thống định vị của Trung Quốc sẽ bao gồm 21 vệ tinh xoay quanh Mặt trăng. (Ảnh: Astronomy).

"Chòm vệ tinh trong không gian gần Mặt trăng có thể định vị mỗi chuyển động, hoạt động cất cánh và hạ cánh trên mặt đất, hỗ trợ công cuộc khám phá Mặt trăng với tần suất cao của con người trong dài hạn", trưởng nhóm nghiên cứu Peng Jing, phó giám đốc thiết kế nhiệm vụ Hằng Nga 5 của Trung Quốc, cho biết.

Trên Trái đất, những hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu như GPS của Mỹ và Bắc Đẩu của Trung Quốc được sử dụng rộng rãi, giúp tìm vị trí và hoạch định lộ trình dễ dàng hơn. Hệ thống như vậy thường bao gồm 20 - 35 vệ tinh có độ chính xác cỡ vài mét. Mỗi vệ tinh phát tín hiệu vô tuyến, cho phép người sử dụng xác định vị trí của họ và thời gian, sử dụng kết hợp tín hiệu từ ít nhất 4 vệ tinh.

Trong nghiên cứu, Peng và cộng sự đánh giá 3 yếu tố chính của hệ thống định vị Mặt trăng bao gồm tín hiệu từ ít nhất 4 vệ tinh ở bất cứ thời điểm nào, độ chính xác định vị, chi phí xây dựng và bảo dưỡng.

Họ nhận thấy trong giai đoạn xây dựng đầu tiên, chỉ cần đặt hai vệ tinh ở quỹ đạo hình elip dài cực kỳ ổn định để đảm bảo liên lạc toàn thời gian giữa Trái đất và vùng cực nam của Mặt trăng, với nhiên liệu tối thiểu để duy trì hoạt động sau khi vệ tinh tới quỹ đạo.

Trong giai đoạn hai, bằng cách thêm 9 vệ tinh và hai loại quỹ đạo, chòm vệ tinh này có thể cung cấp định vị toàn thời gian cho vùng cực nam Mặt trăng, hỗ trợ liên lạc 24/7 giữa Trái đất và bất kỳ nơi nào trên Mặt trăng.

Ở giai đoạn cuối cùng là đặt tổng cộng 21 vệ tinh trên 4 loại quỹ đạo, chòm vệ tinh hoàn chỉnh có thể định vị tương đối chính xác bất cứ bất cứ nơi nào trên bề mặt Mặt trăng trong hơn 70% thời gian. Nhóm nghiên cứu lên kế hoạch tối ưu hóa thông số của mỗi loại quỹ đạo và phát triển thiết kế có hệ thống hơn cho chòm vệ tinh.

Trung Quốc đã phát triển và triển khai hai vệ tinh chuyển tiếp liên lạc là Thước Kiều 1 và Thước Kiều 2 ở không gian gần Mặt trăng để hỗ trợ các nhiệm vụ khám phá vùng tối của Mặt trăng trong những năm gần đây. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cũng thông báo kế hoạch phát triển hệ thống định vị Mặt trăng. Ví dụ, hệ thống đề xuất vào năm 2022 của Nhật Bản bao gồm 8 vệ tinh quay quanh Mặt trăng theo quỹ đạo elip dài, dùng để liên lạc và định vị cho vùng cực nam.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính thiên văn James Webb ghi lại cảnh hợp nhất các thiên hà

Kính thiên văn James Webb ghi lại cảnh hợp nhất các thiên hà

Hình ảnh được James Webb ghi lại cho thấy hai thiên hà chậm rãi hòa quyện trong màn sương mờ bao gồm các ngôi sao và khí, giống như chú chim cánh cụt đang ôm quả trứng vào lòng để bảo vệ.

Đăng ngày: 15/07/2024
Bảy dấu hiệu lạ: Lộ diện

Bảy dấu hiệu lạ: Lộ diện "quái vật bóng tối" gần Trái đất nhất

Một vật thể có khối lượng gấp 8.200 Mặt trời, được coi là " mắt xích còn thiếu" của sự tiến hóa thiên hà chứa Trái đất, vừa vô tình để lộ tung tích.

Đăng ngày: 15/07/2024
Dải Ngân hà có thể lớn hơn phỏng đoán

Dải Ngân hà có thể lớn hơn phỏng đoán

Dải Ngân hà có thể lớn hơn phỏng đoán trước đó và có cấu trúc xuyên tâm phức tạp hơn.

Đăng ngày: 15/07/2024
Giới thiệu nghề nghiệp độc lạ của tương lai: Kỹ sư rác thải không gian!

Giới thiệu nghề nghiệp độc lạ của tương lai: Kỹ sư rác thải không gian!

Cung xuất phát từ miền không gian ngoài hành tinh và cầu từ đó tồn tại.

Đăng ngày: 15/07/2024
Trang phục biến nước tiểu thành nước uống cho phi hành gia sắp thành hiện thực

Trang phục biến nước tiểu thành nước uống cho phi hành gia sắp thành hiện thực

Theo trang The Guardian (Anh), nguyên mẫu thiết kế được mô phỏng theo bộ trang phục liền thân bó sát cơ thể (stillsuits) trong bộ phim khoa học viễn tưởng cổ điển Dune.

Đăng ngày: 15/07/2024
Mỹ đình chỉ phóng tên lửa Falcon 9 sau sự cố làm hỏng 20 vệ tinh Starlink, SpaceX tìm ra nguyên nhân

Mỹ đình chỉ phóng tên lửa Falcon 9 sau sự cố làm hỏng 20 vệ tinh Starlink, SpaceX tìm ra nguyên nhân

Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đình chỉ phóng Falcon 9 sau khi một tên lửa của SpaceX bị vỡ tan trong không gian và làm hỏng lô vệ tinh Starlink mà nó mang theo lên quỹ đạo.

Đăng ngày: 15/07/2024
Sóng xung kích gió Mặt trời có thể làm hỏng lưới điện Trái đất?

Sóng xung kích gió Mặt trời có thể làm hỏng lưới điện Trái đất?

Các nhà thiên văn học Mỹ đã phát hiện ra sóng xung kích trong cấu trúc của gió Mặt trời có thể va chạm với từ quyển tạo ra dòng điện mạnh trên bề mặt Trái Đất, có khả năng làm hỏng mạng lưới điện.

Đăng ngày: 13/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News