Trung Quốc tạo ra hố đen vũ trụ
Hai nhà khoa học Trung Quốc thông báo họ vừa tạo ra một hố đen nhỏ trong phòng thí nghiệm, nhưng nó chỉ có khả năng hút ánh sáng.
"Thứ mà chúng tôi tạo ra không phải là một hố đen thực sự. Đó chỉ là một thiết bị mô phỏng hiệu ứng của hố đen. Thiết bị có thể giữ và hấp thụ các sóng điện từ, nhưng không hút được những vật có khối lượng. Vì thế chúng tôi gọi nó là Hố đen điện từ", Tie Jun Cui, một giáo sư của Đại học Đông Nam (Trung Quốc), phát biểu.
Theo Wired Science, sức mạnh của Hố đen điện từ kém xa những hố đen có kích cỡ trung bình trong vũ trụ. Cui và Qiang Cheng, một đồng nghiệp của ông, tạo ra hố đen giả từ các mạch điện. Họ tạo ra 60 mạch điện hình tròn rồi gắn chúng lên phía trên các tấm đồng để chúng có thể tương tác với sóng điện từ. Sau khi kết nối 60 mạch điện với nhau Cui nhận thấy hệ thống hấp thụ toàn bộ tia sáng có bước sóng ngắn.
![]() |
Ảnh minh họa hố đen trong vũ trụ. (Ảnh: Wordpress) |
Space cho rằng nếu hố đen của Cui có đầy đủ đặc tính như hố đen thật trong vũ trụ, nó có thể nuốt chửng trái đất.
"Nhưng hố đen của chúng tôi không gây nên bất kỳ hiểm họa nào", Cui khẳng định.
Giới khoa học cho rằng phát minh của Cui có thể được sử dụng để lấy năng lượng từ mặt trời bằng cách hấp thu các tia sáng.
Hố đen, hay lỗ đen, là một vùng trong không gian có lực hấp dẫn lớn đến nỗi không một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng, thoát ra khỏi mặt biên của chúng. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không. Khả năng này không thể xảy ra trong khuôn khổ lý thuyết tương đối, theo đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất. Nhiều người gọi ví hố đen như những con quỷ tham lam, bởi lượng vật chất mà chúng có thể "nuốt" là vô tận.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
