Trung Quốc thử nghiệm chôn rác thải hạt nhân dưới sa mạc
Trung Quốc tiến hành xây phòng thí nghiệm bên dưới sa mạc Gobi để tìm địa điểm đổ rác thải hạt nhân phù hợp.
Phòng thí nghiệm nghiên cứu dưới lòng đất Bắc Sơn ở tỉnh Cam Túc sẽ được sử dụng để tìm hiểu việc lưu trữ lâu dài chất thải hạt nhân độ phóng xạ cao. Với tầng sâu nhất nằm ở 560m dưới lòng đất, đây sẽ là phòng thí nghiệm lớn nhất loại này, theo Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc.
Thiết kế của phòng thí nghiệm bên dưới sa mạc Gobi. (Ảnh: SCMP).
Thế giới có khoảng 250.000 tấn chất thải độ phóng xạ cao, tất cả đang được lưu trữ tạm thời. Chưa có quốc gia nào tìm ra giải pháp lưu trữ vĩnh viễn dưới lòng đất do vấp phải sự phản đối từ cộng đồng. Nỗ lực tìm kiếm giải pháp của Trung Quốc diễn ra vào thời điểm quốc gia này lên kế hoạch xây dựng hàng loạt lò phản ứng mới. Xử lý chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao trở nên ngày càng quan trọng hơn khi Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều năng lượng hạt nhân hơn và cố gắng đạt mục tiêu trung hòa carbon.
Trung Quốc đặt mục tiêu mở rộng khoảng 40% công suất hạt nhân vào năm 2025 từ mức cuối năm 2020. Hiện nay, năng lượng hạt nhân chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng điện của Trung Quốc.
Ước tính phòng thí nghiệm có chi chí hơn 400 triệu USD, mất 7 năm để xây dựng và có thể hoạt động 50 năm. Nếu nghiên cứu cho thấy khu vực này phù hợp, một kho chứa chất thải hạt nhân có độ phóng xạ cao sẽ được xây dựng gần đó vào năm 2050, theo Wang Ju, trưởng thiết kế của phòng thí nghiệm.
Chất thải hạt nhân có thể chia thành 3 nhóm theo mức phóng xạ: Nhóm thấp bao gồm vật liệu phóng xạ sử dụng ở nhà máy điện hạt nhân. Nhóm trung bình chứa chất thải có mức phóng xạ cao hơn như bộ phận lò phản ứng đã qua sử dụng. Hai nhóm này chiếm khoảng 99% chất thải hạt nhân.
Trung Quốc có 3 khu vực xả chất thải thuộc nhóm vừa và trung bình, ở Cam Túc, tĩnh Quảng Đông ở phía nam và tỉnh Tứ Xuyên ở phía tây nam. Mục tiêu sắp tới là xây dựng 5 khu vực khác trong tương lai ở các tỉnh ven biển có nhà máy điện hạt nhân như Chiết Giang, Phúc Kiến và Sơn Đông. Chất thải có độ phóng xạ cao là nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng và phương pháp xử lý an toàn nhất là chôn vĩnh viễn ở sâu dưới lòng đất.
Kho chứa dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới dành cho nhiên liệu đã sử dụng đang được xây dựng ở Phần Lan, dự kiến bắt đầu hoạt động năm 2023. Tổng chi phí ước tính lòa 3,1 tỷ USD, theo Cơ quan an toàn hạt nhân và phóng xạ Phần Lan. Một chuyên gia năng lượng hạt nhân cho biết phòng thí nghiệm của Trung Quốc rất quan trọng bởi hướng tới chu kỳ nhiên liệu khép kín.
"Ý tưởng về chu kỳ nhiên liệu khép kín là tái chế nhiên liệu bằng cách phân hủy chất thải, khiến nó bớt nguy hiểm và lọc ra thành phần giá trị như uranium, plutonium và một số sản phẩm phân hạch có thể hữu ích trong y khoa học công nghiệp", David Fishman, quản lý ở tập đoàn tư vấn năng lượng The Lantau Group, cho biết.
Trung Quốc vận hành một nhà máy tái chế thử nghiệm ở Cam Túc với công suất xử lý hàng năm 200 tấn uranium, theo Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế. Năm 2018, Trung Quốc và Pháp ký hiệp định xây dựng nhà máy xử lý và tái chế trị giá gần 12 tỷ USD.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
