Trung Quốc thử nghiệm hệ thống hạ cánh tên lửa bằng dù

Hệ thống hạ cánh bằng dù thành công trong lần phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B tháng 5, giúp quá trình hạ cánh chính xác hơn.

Trung Quốc thử nghiệm hệ thống hạ cánh tên lửa bằng dù
Tên lửa Trường Chinh-3B mang theo vệ tinh định vị Bắc Đẩu phóng lên từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, ngày 17/5. (Ảnh: CFP).

Hệ thống hạ cánh tên lửa bằng dù giúp thu hẹp tới 80% diện tích khu vực đáp, Viện Công nghệ Phương tiện Phóng Trung Quốc (CALT) thông báo hôm 9/6. Cuộc thử nghiệm diễn ra ngày 17/5 khi tên lửa Trường Chinh-3B phóng lên thành công, mang theo vệ tinh thứ 56 cho hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc.

Sau khi phân tích dữ liệu thử nghiệm và các mảnh vỡ tại địa điểm, CALT nhận thấy hệ thống dù di chuyển theo quỹ đạo hạ cánh được sắp xếp sẵn và đưa chính xác phần tách ra của tên lửa đến khu vực hạ cánh. CALT cho biết, thử nghiệm mới đã đặt nền móng cho việc ứng dụng hệ thống dù trên quy mô lớn trong các dự án tương lai.

Hệ thống dù do CALT phát triển độc lập nhằm tăng tính an toàn cho khu vực hạ cánh của các bộ phận tên lửa. Đa số bãi phóng lớn của Trung Quốc đều nằm sâu trong đất liền, nên việc ngăn các bộ phận tên lửa rơi xuống bừa bãi, nhất là ở những nơi có hoạt động của con người, là nhiệm vụ quan trọng với các nhà khoa học.

Trong thử nghiệm, hệ thống dù công nghệ cao được đặt trên một trong 4 bộ phận đẩy của tên lửa và kích hoạt sau khi bộ phận đẩy tách khỏi tên lửa và rơi xuống một độ cao nhất định. Hệ thống dù giúp kiểm soát độ cao và hướng của bộ phận tên lửa, đưa nó đến địa điểm hạ cánh được chỉ định.

Các chuyên gia có thể kiểm soát chính xác hệ thống sau nhiều bước tối ưu hóa. Theo CALT, họ đã tối ưu hóa hệ thống dù với hệ thống điện phụ, giúp giảm 30kg trọng lượng và khiến hệ thống dù trở nên thiết thực hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vài tỉ năm nữa, Trái đất sẽ bị bắt bởi một

Vài tỉ năm nữa, Trái đất sẽ bị bắt bởi một "thây ma kim cương"?

Một khối " kim cương vũ trụ" đang hình thành cách chúng ta 104 năm ánh sáng đem thêm một kịch bản về tương lai ngôi sao mẹ của Trái đất.

Đăng ngày: 13/06/2023
Vì sao phi hành gia không thể dùng bút chì ngoài vũ trụ?

Vì sao phi hành gia không thể dùng bút chì ngoài vũ trụ?

Những mảnh vụn từ bút chì trôi nổi trong không gian, ruột bút chì có thể gãy và gây nguy hiểm cho các phi hành gia và các thiết bị trên môi trường không trọng lực.

Đăng ngày: 12/06/2023
Trung Quốc sắp phóng chiến binh “xuyên thời gian” 13 tỉ năm

Trung Quốc sắp phóng chiến binh “xuyên thời gian” 13 tỉ năm

Một " chòm sao" nhân tạo với tầm nhìn cực xa vào không gian sâu được Cơ quan Quản lý vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) kỳ vọng mở ra cánh cửa đi ngược về thời điểm vũ trụ mới hình thành.

Đăng ngày: 12/06/2023
“Người khổng lồ 3 khuôn mặt” xuyên không 13,3 tỉ năm đến Trái đất

“Người khổng lồ 3 khuôn mặt” xuyên không 13,3 tỉ năm đến Trái đất

Ba hình ảnh ma quái thể hiện " dung nhan" 13,3 tỉ năm trước của một vật thể "tổ tiên" đã chạm đến ống kính của James Webb, siêu kính viễn vọng đang hoạt động trên quỹ đạo Trái đất.

Đăng ngày: 11/06/2023
NASA chụp được “quái vật” khủng khiếp nhất vũ trụ, nuốt cả cụm thiên hà

NASA chụp được “quái vật” khủng khiếp nhất vũ trụ, nuốt cả cụm thiên hà

Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã bắt được một " chiếc đuôi" rực rỡ dài 1,5 triệu năm ánh sáng, tiết lộ cú "ợ hơi" của thứ được mô tả là "cụm thiên hà lớn khủng khiếp".

Đăng ngày: 10/06/2023
Đội ngũ Trung Quốc tìm thấy dấu vết của ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ

Đội ngũ Trung Quốc tìm thấy dấu vết của ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ

Một nghiên cứu của Trung Quốc đã thu được bằng chứng đầu tiên về sự sống và cái chết của những ngôi sao lâu đời nhất trong vũ trụ.

Đăng ngày: 10/06/2023
NASA thiết kế mẫu xe chở phi hành gia trên Mặt trăng

NASA thiết kế mẫu xe chở phi hành gia trên Mặt trăng

Phương tiện địa hình Mặt Trăng (LTV) mới mà NASA đang lên kế hoạch chế tạo sẽ chở hai phi hành gia, vận hành bán tự động để tự tiến hành thí nghiệm.

Đăng ngày: 09/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News