Trung Quốc tiến dài trong chinh phục không gian

Phi thuyền Thần Châu 9 vừa ghép nối thành công với module Thiên Cung 1 trên quỹ đạo trái đất hôm 18/6, đánh dấu một kỳ tích quan trọng trong chương trình thám hiểm không gian của Trung Quốc.

>>> Tàu Thần Châu 9 bay vào quỹ đạo

Xinhua dẫn lời Trung tâm Điều khiển Không gian Bắc Kinh cho biết, nỗ lực ghép nối theo sự điều khiển của con người giữa tàu Thần Châu 9 và Thiên Cung 1 diễn ra vào 14h chiều 18/6. Theo kế hoạch, các phi hành gia trong tàu sẽ bước sang module vào lúc 17h22 cùng ngày.


Hình ảnh tàu Thần Châu 9 và module Thiên Cung 1 trên màn hình
lớn tại Trung tâm Điều khiển Không gian Bắc Kinh. (Ảnh: Xinhua)

Người phát ngôn của trung tâm cho biết, hai vật thể ghép nối sau khi Thần Châu 9 bay 4 vòng quanh địa cầu. Tàu liên tục đổi độ cao trong quá trình bay trước khi tới gần Thiên Cung 1. Sức khỏe của ba phi hành gia rất tốt. Mọi hệ thống liên lạc trên không gian và dưới mặt đất đều hoạt động bình thường để hỗ trợ hoạt động của nhóm phi hành gia trên quỹ đạo.

Tàu Thần Châu 9 bay lên quỹ đạo từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc hôm 16/6. Ba nhà du hành vũ trụ tham gia chuyến bay là Jing Haipeng, Liu Wang và Liu Yang, trong đó Liu Yang là phụ nữ Trung Quốc đầu tiên bay vào vũ trụ.

Ba phi hành gia sẽ làm việc trên quỹ đạo hơn một tuần sau khi Thần Châu 9 kết nối thành công với Thiên Cung 1. Hai phi hành gia sẽ làm việc bên trong module Thiên Cung 1 để thử nghiệm các hệ thống hỗ trợ, còn một người ở lại tàu để xử lý các sự cố bất ngờ. Họ cũng sẽ thử nghiệm các hoạt động tiếp tế hàng hóa và người từ địa cầu lên module trên quỹ đạo.

Ghép nối hai vật thể trên quỹ đạo là một kỹ thuật rất khó bởi chúng bay với vận tốc độ lên tới vài nghìn km mỗi giờ. Hai thiết bị phải di chuyển tới gần nhau một cách nhẹ nhàng và chính xác, nếu không chúng sẽ phá hủy lẫn nhau. Tàu Thần Châu 8 và module Thiên Cung 1 từng ghép nối tự động thành công vào tháng 11 năm ngoái.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Ngôi sao còn già hơn vũ trụ

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ

Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News