Trung Quốc "trình làng" máy tính lượng tử siêu dẫn 504 qubit
Ngày 5/12, Trung Quốc ra mắt máy tính lượng tử siêu dẫn "Tianyan-504" được trang bị chip "Xiaohong" 504 qubit, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực tính toán lượng tử của nước này.
Máy tính Tianyan-504 được trang bị chip điện toán lượng tử với dung lượng lên tới 504 qubit.
Máy tính lượng tử nói trên do Công ty lượng tử viễn thông Trung Quốc (CTQG), Trung tâm Thông tin và Vật lý Lượng tử thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và công ty lượng tử hàng đầu Trung Quốc QuantumCTek đồng phát triển.
Theo CTQG, máy tính Tianyan-504 được trang bị chip điện toán lượng tử với dung lượng lên tới 504 qubit và hứa hẹn sẽ sánh ngang với hiệu suất của các nền tảng điện toán lượng tử quốc tế như IBM về thời gian hoạt động của các bit lượng tử (qubit), độ trung thực của kết quả đọc và các khía cạnh quan trọng khác. Máy tính lượng tử này sẽ được tích hợp vào nền tảng đám mây điện toán lượng tử "Tianyan" để người dùng trên toàn thế giới có thể truy cập được.
Từ khi ra mắt vào tháng 11/2023, nền tảng đám mây điện toán lượng tử Tianyan của Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc (China Telecom) có hơn 12 triệu lượt truy cập từ hơn 50 quốc gia, cung cấp các dịch vụ điện toán lượng tử thuận tiện và đơn giản cho người dùng toàn cầu.
Được thành lập vào tháng 5/2023 tại thành phố Hợp Phì (Hefei), thủ phủ của tỉnh An Huy (Anhui), CTQG là công ty con thuộc sở hữu của China Telecom, tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ lượng tử.

Công nghệ của Elon Musk mà các ông lớn đều thèm muốn
Tham vọng của Starlink giúp mọi nơi trên Trái đất đều có thể truy cập Internet tốc độ cao, ứng dụng cần thiết với nhiều ông lớn ngành vận tải và các nhà mạng viễn thông.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Pin làm từ vật liệu có một không hai này sẽ sớm thay thế pin lithium-ion trên ô tô điện
Pin lithium-ion có quá nhiều ưu điểm nhưng lại rất khó phân hủy, gây ra tác động lớn đến môi trường.

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
