Trung Quốc và Nga phối hợp thành lập trung tâm thời tiết vũ trụ
Ngày 17/11, Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA) cho biết, nước này và Nga đã thành lập trung tâm thời tiết vũ trụ ở Bắc Kinh như một phần của nỗ lực trên toàn thế giới nhằm cải thiện hệ thống trung tâm thời tiết vũ trụ toàn cầu.
Trung tâm thời tiết vũ trụ Trung Quốc-Nga (CRC) do CMA, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc và Cơ quan Giám sát môi trường và khí tượng thủy văn Liên bang Nga điều hành.
Thời tiết vũ trụ cũng quan trọng như thời tiết mặt đất. (Ảnh: IC)
Theo CMA, động thái này nhằm đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ khí tượng cho hàng không dân dụng quốc tế.
Đây là trung tâm toàn cầu đầu tiên về khí tượng hàng không dân dụng của Trung Quốc được Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế phê duyệt và cũng là trung tâm thời tiết vũ trụ toàn cầu thứ tư.
Thời tiết vũ trụ quan trọng đối với các hệ thống công nghệ cao như vận hành vệ tinh, sức khỏe con người, và đặc biệt là an toàn hàng không và thông tin liên lạc, định vị và theo dõi. Độ tin cậy của hệ thống điện tử hàng không có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết trên không gian.
Cơ quan khí tượng của Trung Quốc đã bước đầu xây dựng khuôn khổ chính của cơ chế vận hành thời tiết vũ trụ cấp quốc gia với khả năng giám sát toàn bộ quá trình của chuỗi không gian mặt trời-mặt đất. Trung Quốc có khả năng đưa ra các dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, và độ chính xác của dự báo thời tiết vũ trụ có thể so sánh với cấp độ quốc tế.
CMA bắt đầu thử nghiệm nghiên cứu thời tiết vũ trụ vào cuối những năm 1990. Năm 2002, nước này đã phê duyệt việc thành lập Trung tâm Cảnh báo sớm và theo dõi thời tiết vũ trụ quốc gia, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004.
Vào năm 2012, các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị cho sự phát triển của các dịch vụ thời tiết hàng không vũ trụ. Trung Quốc và Nga cùng đăng ký thành lập trung tâm thời tiết không gian khu vực vào năm 2018 và trung tâm CRC đã được phê duyệt vào năm 2020.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
