Trung Quốc xây đài quan sát thiên văn lớn nhất châu Á

Dự án đài quan sát thiên văn đang xây dựng được cho là lớn nhất ở cả Trung Quốc và châu Á thể hiện tham vọng khám phá không gian của nước này.

Công trình nằm trên núi Saishiteng ở thị trấn Lenghu, thuộc châu tự trị dân tộc Mông Cổ và dân tộc Tạng Hải Tây của tỉnh Thanh Hải. Các nhà khoa học đã chọn vị trí này vì độ cao khoảng 4.200 m so với mực nước biển và bầu trời đêm thường xuyên quang đãng với mức độ ô nhiễm ánh sáng thấp. Saishiteng được đánh giá là một trong những địa điểm quan sát thiên văn lý tưởng nhất trên thế giới.

Trung Quốc xây đài quan sát thiên văn lớn nhất châu Á

"Qua ba năm liên tục thu thập dữ liệu, chúng tôi phát hiện ra rằng giá trị nhìn thấy trung bình ở đây là 0,75 giây cung", nhà nghiên cứu chính Deng Licai từ Đài quan sát thiên văn quốc gia (NAOC) liên kết với Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết.

Là một ngọn núi rất dốc với đất cằn cỗi, Saishiteng đặt ra thách thức lớn cho việc thi công. Chỉ để chọn một địa điểm và tìm đường lên, các nhà khoa học đã phải leo núi từ ba đến bốn giờ mỗi lần.

Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng, mọi thứ phải được vận chuyển lên đỉnh núi bằng trực thăng, với 80 chuyến mỗi ngày nếu thời tiết cho phép.

Các kỹ sư hiện đã hoàn tất lắp đặt hai tháp giám sát ban đầu của đài quan sát thiên văn Lenghu - một tháp để nghiên cứu Mặt trời và tháp kia để nghiên cứu các vì sao vào ban đêm. Mỗi ngày, dữ liệu sẽ tự động được gửi đến NAOC.

Theo kế hoạch, hơn 30 kính viễn vọng sẽ được lắp đặt trên núi Saishiteng, trong đó có Kính viễn vọng Khảo sát Trường rộng (WFST). Công cụ đường kính 2,5 m này, với thiết kế quang học tiêu điểm chính tiên tiến, độ phân giải cao và tầm nhìn rộng, sẽ cho phép quét toàn bộ bán cầu Bắc chỉ trong ba đêm.

Ngoài ra, một kính thiên văn quang phổ khí quyển hành tinh đường kính 0,8 m cũng đang được lắt đặt bởi Viện Địa chất và Địa vật lý (IGG) thuộc CAS. Nó sẽ thực hiện công việc điều phối cho sứ mệnh thám hiểm không gian sâu, bao gồm quan sát sao Hỏa, sao Mộc, sao chổi trong hệ Mặt Trời và các thiên thể nhỏ, cung cấp dữ liệu quan sát độc lập cũng như tìm kiếm và xác định các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

Để bảo tồn bầu trời tối cho mục đích quan sát không gian, chính quyền châu tự trị dân tộc Mông Cổ và dân tộc Tạng Hải Tây đã thiết lập lại hệ thống đèn đường để giảm ô nhiễm ánh sáng, đồng thời ban hành các quy định bảo vệ bầu không khí quang đãng trong khu vực.


Dự án đài quan sát thiên văn Lenghu. (Video: CCTV+).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA chế tạo kính viễn vọng không gian săn tiểu hành tinh

NASA chế tạo kính viễn vọng không gian săn tiểu hành tinh

Kính viễn vọng không gian mới dự kiến phóng vào năm 2026, giúp bảo vệ Trái Đất khỏi những vật thể có khả năng gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 15/06/2021
Dự án nhà máy khử muối tỷ đô ở biển Đỏ

Dự án nhà máy khử muối tỷ đô ở biển Đỏ

Jordan có kế hoạch xây dựng một nhà máy khử muối khổng lồ ở Biển Đỏ để cung cấp nước uống trước tình hình hạn hán nghiêm trọng.

Đăng ngày: 14/06/2021
Khánh thành nhà máy nhiệt điện mặt trời đầu tiên ở Mỹ Latin

Khánh thành nhà máy nhiệt điện mặt trời đầu tiên ở Mỹ Latin

Sau 7 năm thi công, Chile hôm 8/6 đã hoàn tất xây dựng nhà máy nhiệt điện mặt trời khổng lồ Cerro Dominado trên sa mạc Atacama.

Đăng ngày: 10/06/2021
Khám phá

Khám phá "hầm tận thế" dự trữ gần 100.000 hạt giống ở Hàn Quốc

Các nhà nghiên cứu cảnh báo sự tuyệt chủng ở thực vật đang diễn ra với tốc độ đáng báo động.

Đăng ngày: 03/06/2021
Australia xây kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới

Australia xây kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới

Ngày 15/4, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã công bố khoản đầu tư trị giá 387 triệu AUD (310 triệu USD) để thực hiện dự án kính thiên văn vô tuyến Square Kilometre Array (SKA).

Đăng ngày: 16/04/2021
Dự án xây 10 đảo nhân tạo tích trữ nhiệt năng

Dự án xây 10 đảo nhân tạo tích trữ nhiệt năng

Mỗi đảo nhân tạo có đường kính 225 m, chứa được 10 triệu m3 nước và hoạt động giống một khối pin nhiệt khổng lồ.

Đăng ngày: 20/03/2021
Kính viễn vọng có thể nhìn rõ hình khắc trên một đồng xu ở khoảng cách 160km

Kính viễn vọng có thể nhìn rõ hình khắc trên một đồng xu ở khoảng cách 160km

Đây sẽ là một trong những " con mắt" tinh tường nhất con người có được!

Đăng ngày: 13/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News