Trung Quốc xây dựng buồng Mặt trăng mô phỏng

Các chuyên gia xây dựng buồng chân không mô phỏng những điều kiện trên bề mặt Mặt trăng, chuẩn bị cho việc thám hiểm thiên thể này trong tương lai.


Buồng mô phỏng Mặt trăng của Trung Quốc. (Video: Space)

Buồng chân không được thiết kế đặc biệt và trang bị súng electron để tích điện âm cho bụi, đèn deuterium nhằm phát ra các tia cực tím, từ đó tạo ra điện tích dương điện áp thấp, và màn hình rung giúp mô phỏng bụi bay, Space hôm 10/5 đưa tin. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chế tạo một chất giống bụi với những đặc tính tương tự bụi Mặt trăng. Các yếu tố này tạo nên một buồng chuyên dụng với khả năng thử nghiệm vật liệu và vật dụng trong điều kiện gần giống trên Mặt trăng.

Buồng Mặt trăng mô phỏng được phát triển bởi Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT), tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. "Buồng mô phỏng bề mặt Mặt trăng toàn diện, với khả năng tái tạo nhiều môi trường sát với trạng thái thực trên Mặt trăng, giúp chúng tôi hiểu cơ chế hình thành bụi Mặt trăng và tác động của nó đến tàu vũ trụ, bộ đồ vũ trụ và phi hành gia, đồng thời chuẩn bị cho cuộc đổ bộ Mặt trăng của phi hành đoàn trong tương lai", Li Liyi, người đứng đầu Viện Khoa học Vật liệu và Môi trường Không gian thuộc HIT, cho biết.

"Trong buồng thí nghiệm, chúng tôi có thể tái tạo 6 loại yếu tố môi trường chính. Cơ sở thí nghiệm này có thể mô phỏng nhiều yếu tố môi trường và có các đặc điểm tổng quát giống với môi trường vũ trụ thực nhất trên thế giới", Li nói thêm.

Trung Quốc xây dựng buồng Mặt trăng mô phỏng
 Cơ sở thí nghiệm này có thể mô phỏng nhiều yếu tố môi trường giống với môi trường vũ trụ.

Tháng trước, nhà khoa học Mặt trăng hàng đầu Trung Quốc Wu Weiren cho biết, nước này đang nỗ lực đưa phi hành gia hạ cánh xuống Mặt trăng trước năm 2030. Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu các phần cứng cần thiết cho sứ mệnh, bao gồm phương tiện phóng mới, tàu vũ trụ thế hệ mới cho phi hành đoàn và trạm đổ bộ Mặt trăng.

Cuối năm ngoái, Wu Yansheng, chủ tịch Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC), cũng chiếu video mô phỏng cuộc đổ bộ Mặt trăng của phi hành đoàn Trung Quốc trong tương lai trong một bài thuyết trình.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tiểu hành tinh 200m lao về phía Trái đất

Tiểu hành tinh 200m lao về phía Trái đất

NASA đang theo dõi chặt chẽ một tiểu hành tinh khổng lồ sắp bay qua gần Trái Đất vào cuối tháng 5 với tốc độ 25.750 km/h.

Đăng ngày: 11/05/2023
Căn cứ trên Mặt trăng có thể được xây dựng bằng vật liệu chế tạo từ nguyên liệu bề mặt hành tinh

Căn cứ trên Mặt trăng có thể được xây dựng bằng vật liệu chế tạo từ nguyên liệu bề mặt hành tinh

Viện Vật lý thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cho biết, một nghiên cứu mới chứng minh được tính khả thi sản xuất các vật liệu xây dựng cần thiết cho căn cứ trên Mặt trăng trong tương lai.

Đăng ngày: 10/05/2023
Vật thể nghi là thiên thạch lao qua mái nhà dân

Vật thể nghi là thiên thạch lao qua mái nhà dân

Vật thể kim loại rơi xuống sàn phòng ngủ ở nhà cư dân tại bang New Jersey được cho là thiên thạch từ mưa sao băng Eta Aquariid.

Đăng ngày: 10/05/2023
Tìm cách giải mã những cơn gió ảo ma thổi trên mặt trăng Titan của sao Thổ

Tìm cách giải mã những cơn gió ảo ma thổi trên mặt trăng Titan của sao Thổ

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học nhằm mục đích làm sáng tỏ những cơn gió ảo ma trên Titan - mặt trăng lớn nhất của sao Thổ đã khiến các nhà thiên văn học bối rối trong nhiều thập niên.

Đăng ngày: 10/05/2023

"Người khổng lồ băng" ra đời bên ngôi sao sáng rực trên bầu trời Trái đất?

Những cấu trúc đặc biệt bao vây Fomalhaut, một trong những ngôi sao sáng nhất khi nhìn từ Trái đất, vừa được kính viễn vọng không gian James Webb tiết lộ.

Đăng ngày: 10/05/2023
Dạy robot chớp mắt có thể khiến cả thế giới chú ý

Dạy robot chớp mắt có thể khiến cả thế giới chú ý

Chớp mắt là một hành động nhỏ và thường bị xem nhẹ ở con người, tuy nhiên giới khoa học cho rằng việc tích hợp hành vi này vào robot có ý nghĩa rất lớn.

Đăng ngày: 09/05/2023
Tàu vũ trụ bí ẩn của Trung Quốc trở về Trái đất sau sứ mệnh 276 ngày

Tàu vũ trụ bí ẩn của Trung Quốc trở về Trái đất sau sứ mệnh 276 ngày

Phương tiện tái sử dụng hạ cánh ngày 8/5 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, kết thúc sứ mệnh kéo dài 276 ngày trên quỹ đạo Trái đất.

Đăng ngày: 09/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News