Trung Quốc xây đường năng lượng mặt trời tự sạc điện cho ôtô
Tấm năng lượng mặt trời đặt dưới vật liệu trong suốt tạo thành đường, có thể cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng và phương tiện.
Công nghệ ôtô tự hành của Trung Quốc đạt thêm bước tiến mới với việc đưa vào thử nghiệm đường năng lượng mặt trời. Đây là con đường có khả năng tự sạc điện cho phương tiện đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho chủ xe khi vận hành.
Con đường thông minh được xây dựng với nhiều tấm năng lượng mặt trời nằm bên dưới lớp vật liệu trong suốt. Ngoài ra, mặt đường còn được gắn cảm biến để theo dõi nhiệt độ, mật độ giao thông và tải trọng.
Tấm năng lượng mặt trời đặt dưới loại vật liệu trong suốt. (Ảnh: Bloomberg).
Đường năng lượng mặt trời có chiều dài 1.080m tại Tế Nam, Sơn Đông. Theo Tập đoàn phát triển giao thông Qilu, đoạn đường tạo ra đủ điện thắp sáng cho toàn bộ hệ thống đèn trên cao tốc và 800 hộ dân. Mỗi ngày, đường năng lượng mặt trời có khoảng 45.000 phương tiện lưu thông.
Tập đoàn Qilu cho biết họ muốn tạo ra con đường không chỉ cung cấp điện mà có thể đáp ứng nhu cầu tiên tiến của các phương tiện tương lai. Theo chính phủ Trung Quốc, đến năm 2030, phương tiện tự hành sẽ chiếm khoảng 10%. Với công nghệ hiện có, Qilu mong muốn cung cấp cho người dùng hệ thống bản đồ chính xác hơn và khả năng sạc điện cho các phương tiện ngay cả khi xe đang vận hành.
Đường thử nghiệm dài hơn 1km. (Ảnh: Bloomberg).
Lãnh đạo của Tập đoàn Qilu, Zhou Yong, cho biết đường cao tốc hiện tại chỉ có chức năng duy nhất để đi và nó có thể coi là thế hệ 1.0. "Chúng tôi đang nghiên cứu thế hệ 2.0 và 3.0, với khả năng nhiều hơn vậy", vị này cho biết.
Mặc dù vậy, thời gian hoàn thành toàn bộ tuyến đường thông minh hiện vẫn chưa được công bố. Chi phí cho đoạn đường thử nghiệm khoảng 1.112 USD/m2, được cho là khá cao và cần giảm xuống mức khoảng 477 USD để dễ phổ cập.
- Bất ngờ loại hải sản có thể lấy vỏ làm "vũ khí" bảo vệ môi trường - Việt Nam đang là "vua xuất khẩu"
- Hình ảnh vô cùng bất ngờ khi soi kính hiển vi vào quả dâu tây
- Vì sao cá được nuôi trong giếng hay bể nước mưa không thể lớn?

Những công nghệ khiến đường sá trở nên thông minh trong tương lai
Đến năm 2050, dự kiến có đến 3 tỷ xe ô tô lưu thông trên đường và hầu hết dân số thế giới được cho sẽ sống ở khu vực thành thị. Từ đây, nhu cầu về đường sá thông minh gia tăng.

Startup Thụy Sĩ phát triển máy bay chở khách siêu vượt âm
Công ty Destinus nhận tài trợ từ Bộ Khoa học Tây Ban Nha để phát triển loại máy bay hydro nhanh gấp hơn 5 lần tốc độ âm thanh.

Mỹ phát triển thìa Sugarware giúp người sử dụng giảm lượng đường tiêu thụ
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã thiết kế loại thìa có thể khiến thức ăn trở nên ngọt hơn mà không cần bổ sung đường.

Máy tính lượng tử đầu tiên trên thế giới chuyên về y tế
Máy tính lượng tử IBM Quantum System One cao 1,5m, có thể xử lý nhanh những vấn đề phức tạp, giúp thúc đẩy nghiên cứu y học.

Máy tính lượng tử đầu tiên của Nhật Bản bắt đầu online
Máy tính lượng tử do viện nghiên cứu Riken phát triển bắt đầu online hôm 27/3, cho phép các trường đại học và công ty truy cập.

Công ty Nhật Bản thử nghiệm lốp xe không cần bơm hơi
Nhà sản xuất lốp xe hàng đầu Nhật Bản Bridgestone đang thử nghiệm loại lốp không cần bơm hơi.
