Trung Quốc xây hầm cao tốc dài nhất thế giới
Đường hầm 22,1km đang được thi công tại Tân Cương sẽ chạy xuyên qua dãy Thiên Sơn, rút ngắn đáng kể thời gian đi lại giữa hai thành phố đông dân nhất trong vùng.
Trung Quốc đang xây dựng đường hầm cao tốc dài nhất thế giới, dự án xuyên qua một trong những dãy núi dài nhất hành tinh, mở ra nhiều tuyến đường thông thương giữa khu tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ và Trung Á, CGTN hôm 1/12 đưa tin.
Đường hầm cao tốc Thiên Sơn Thắng Lợi đang được thi công. (Ảnh: Weibo).
Là một phần thiết yếu của đường cao tốc Ô Lỗ Mộc Tề - Úy Lê, đường hầm Thiên Sơn Thắng Lợi sẽ đóng vai trò như một đường giao thông nòng cốt nối giữa hai nửa phía bắc và phía nam của khu vực. Khi thông xe vào cuối tháng 10/2025, công trình sẽ giảm thời gian đi qua dãy Thiên Sơn xuống khoảng 20 phút, và hành trình từ thủ phủ Ô Lỗ Mộc Tề tới Khố Nhĩ Lặc, hai thành phố đông dân nhất trong vùng, sẽ rút ngắn từ hơn 7 giờ xuống khoảng 3 giờ.
Đường hầm dự kiến dài tổng cộng 22,1km khi hoàn thành là đường hầm cao tốc dài nhất đang thi công. Việc hoàn thành công trình chắc chắn đem lại lợi ích cho sự tăng trưởng kinh tế và thương mại ở vùng kém phát triển của Tân Cương, theo nhà kinh tế học Xu Tianchen. Tân Cương sẽ trở thành đòn bẩy ngày càng quan trọng, vừa là thị trường cuối cùng vừa là điểm chuyển tiếp, với nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra nhằm tăng cường kết nối, bao gồm thi công đường sắt Trung Quốc - Kyrgyzstan - Uzbekistan.
Trung Quốc đang nỗ lực tận dụng những lợi thế địa lý đặc biệt của Tân Cương như biên giới chung với 8 nước, bao gồm Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Pakistan, trung tâm của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Cải thiện mạng lưới giao thông sẽ giúp củng cố kết nối cơ sở hạ tầng của Tân Cương với vùng Trung Á, theo Peng Peng, chủ tịch điều hành Hiệp hội cải cách Quảng Đông.
Tân Cương cũng thông báo kế hoạch cho một trung tâm thương mại tự do hồi đầu tháng. Kế hoạch thí điểm sẽ được áp dụng ở 3 địa điểm là Khách Thập, Hoắc Nhĩ Quả Tư và Ô Lỗ Mộc Tề, có thể kéo dài 5 năm trước khi Tân Cương chính thức ở thành khu thương mại tự do.

Dự án Dẫn nước Nam-Bắc: Siêu công trình Trung Quốc tốn chục tỷ đô, "dòng sông nhân tạo" có 1-02 trên Trái đất
Dự án Dẫn nước Nam-Bắc (SNWDP) bắt đầu hình thành từ những năm 1950 và khi hoàn thành tổng thể vào năm 2050, nó sẽ chuyển hàng chục tỷ mét khối nước hàng năm đến các trung tâm dân cư ở phía Bắc của Trung Quốc.

Chung cư Kim Tự Tháp: Kiến trúc bước ra từ phim khoa học viễn tưởng
Chung cư Kim Tự Tháp gần đây đã trở thành một địa danh nổi tiếng ở Côn Sơn, Tô Châu, Trung Quốc bởi kiến trúc vô cùng độc đáo.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore
Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Lịch sử chưa từng có: 6 nước chế tạo "Mắt thần" mạnh gấp 50 triệu lần mắt người
"Mắt thần" mang tên GMT là một công trình khổng lồ, tọa lạc trên đỉnh núi cao 2.500 mét ở Chile.

Tự phá kỷ lục của chính mình, Trung Quốc xây tiếp cầu cao nhất thế giới bên trên "vết nứt Trái đất"
Cây cầu của Trung Quốc không chỉ giúp ích cho nền kinh tế địa phương mà còn định hình lại tiêu chuẩn của các thành tựu kỹ thuật toàn cầu.
