Trung Quốc xây máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Trung Quốc sắp xây dựng máy gia tốc hạt dài 100km, dự kiến tạo ra hơn một triệu "hạt của Chúa" trong 10 năm đầu vận hành.
Các nhà nghiên cứu làm việc trong dự án máy gia tốc Circular Electron Positron Collider (CEPC) chia sẻ hai thiết kế mới sau khi kế hoạch xây dựng cỗ máy được công bố lần đầu tiên năm 2012, Global News hôm qua đưa tin. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, cỗ máy có thể tạo ra 1 triệu hạt Higgs boson hay còn gọi là "hạt của Chúa", 100 triệu hạt W boson và 1.000 tỷ hạt Z boson.
Một trong hai thiết kế của máy gia tốc hạt CEPC. (Ảnh: Global Times).
Với chiều dài 100km, CEPC lớn gấp gần 4 lần Máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp - Thụy Sỹ có chu vi chưa tới 27km. CEPC cũng có dạng hình tròn tương tự LHC. Cỗ máy sẽ nằm trong đường hầm dưới lòng đất, bao gồm một máy gia tốc tuyến tính, vòng giảm xóc, máy tăng tốc, đường dẫn và vành va chạm. Cỗ máy có dạng máy gia tốc vòng kéo, với chùm electron và positron di chuyển vòng tròn theo hướng ngược nhau trong các ống riêng biệt.
Đường hầm nơi đặt cỗ máy cũng có thể được sử dụng để chứa máy gia tốc Super proton proton Collider (SppC), một đề xuất đang được xem xét. Siêu máy gia tốc này có thể đạt mức năng lượng vượt xa LHC. Máy LHC được thiết kế cho năng lượng va chạm tối đa là 14 TeV trong khi SppC sẽ vận hành với năng lượng 70 TeV.
"Chúng tôi đã hoàn thành thiết kế cơ bản của máy gia tốc, máy dò và kỹ thuật dân dụng cho toàn bộ dự án", giáo sư Gao Yuanning, chủ tịch Hội đồng CEPC, cho biết. "Bước tiếp theo là tập trung nghiên cứu và phát triển những kỹ thuật và mẫu thử nghiệm chủ chốt cho CEPC". Báo cáo thiết kế được công bố tại một buổi lễ do Viện vật lý năng lượng cao (IHEP) tổ chức ở Bắc Kinh.
Trong 5 năm tới, các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu tổng quát, xây dựng mẫu thử nghiệm các bộ phận kỹ thuật của CEPC. Cơ sở hạ tầng cho máy gia tốc cũng sẽ được xây dựng. Theo dự kiến, việc xây dựng CEPC sẽ bắt đầu năm 2022 và hoàn thành năm 2030. Nếu CEPC vận hành thành công, nhóm nghiên cứu hy vọng siêu máy gia tốc SppC cũng có thể đi vào vận hành năm 2030.

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore
Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Đền Athèna và quần thể kiến trúc Acropole
Acropole là tên gọi của những quần thể công trình đền đài, tường thành, xây dựng trên những khu đồi cao, dùng vào mục đích lễ nghi hay tôn giáo. Khi ta dùng chữ Acropole với chữ A viết hoa ở đầu dó có nghĩa là Acropole ở Athènes
