Trung Quốc xây trạm nghiên cứu thứ 5 ở Nam Cực
Một trong những nhiệm vụ chính của đợt thám hiểm lần này là xây dưng trạm nghiên cứu khoa học mới của Trung Quốc tại đây. Đây cũng là trạm nghiên cứu đầu tiên hướng tới khu vực Thái Bình Dương.
Lễ khởi hành chuyến thám hiểm Nam cực lần thứ 40 của Trung Quốc được Bộ Tài nguyên thiên nhiên nước này tổ chức tại căn cứ thám hiểm địa cực Trung Quốc tại Thượng Hải.
Theo truyền thông nước này, đội thám hiểm Nam cực thứ 40 của Trung Quốc khởi hành từ ngày 1/11/2023 và trở về vào tháng 4/2024, kéo dài hơn 5 tháng.
Đây là lần đầu tiên sứ mệnh thám hiểm Nam cực được hỗ trợ bởi 3 con tàu, gồm tàu “Tuyết Long (Xuelong)” và “Tuyết Long 2” khởi hành từ Thượng Hải, chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ khảo sát khoa học, vận chuyển nhân sự và cung ứng hậu cần; cùng tàu chở hàng “Thiên Huệ (Tianhui)” khởi hành từ tỉnh Giang Tô, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng trạm nghiên cứu khoa học mới.
Đoàn khảo sát lần này có hơn 460 người đến từ hơn 80 đơn vị của Trung Quốc.
Hình thiết kế trạm nghiên cứu Nam cực thứ 5 của Trung Quốc. (Ảnh: CCTV).
Một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của đợt thám hiểm Nam cực lần này là xây dựng trạm nghiên cứu khoa học mới. Trạm này nằm ở khu vực ven Biển Ross ở Đông Nam cực. Đây là trạm nghiên cứu Nam cực thứ 5 của Trung Quốc, cũng là trạm nghiên cứu quanh năm thứ 3 sau các trạm Trường Thành và Trung Sơn, đồng thời là trạm nghiên cứu đầu tiên hướng với khu vực Thái Bình Dương.
Trạm này sẽ thực hiện việc quan trắc, giám sát và nghiên cứu khoa học đa tầng, đa ngành về môi trường khí quyển, môi trường biển cơ bản, sinh thái sinh học... Sau khi hoàn thành, trạm này dự kiến có thể chứa 80 người vào mùa Hè và 30 người vào mùa Đông.
Hai nhiệm vụ còn lại là điều tra tác động và phản hồi của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái Nam cực, đồng thời triển khai hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và hỗ trợ hậu cầu với một số quốc gia.
Được biết, Trung Quốc gửi đội thám hiểm đầu tiên đến Nam cực vào năm 1984 và thiết lập trạm nghiên cứu đầu tiên một năm sau đó. 4 trạm nghiên cứu còn lại của nước này tại Nam cực gồm: Trường Thành, Trung Sơn, Côn Lôn và Thái Sơn.

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.

Bí mật ít biết bên trong hầm mộ 200 tuổi của Hoàng gia Anh
Ngày 19/9 vừa qua, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia, đoàn tụ với Hoàng thân Philip, sau đó quan tài cả hai sẽ được chuyển đến an táng cạnh người thân.

Fehmarnbelt - Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới
Đan Mạch và Đức sẽ sớm được nối với nhau bằng một đường hầm dưới nước dài 18km. Dự án dự kiến được hoàn thành năm 2029.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Cận cảnh công trình xuyên núi hơn 7 tỷ USD nối liền hai dòng sông ở Trung Quốc
Công trình trị giá hơn 7 tỷ USD nối liền hai sông Hoàng Hà và Dương Tử đã hoàn thành sau hơn 10 năm xây dựng.

Những công trình được xây dựng ở vị trí không thể tin nổi
Trên thế giới, có nhiều công trình như nhà, đền, tu viện... có vị trí rất ngoạn mục, mang vẻ đẹp hoang sơ và bình yên khiến du khách không khỏi tò mò muốn trải nghiệm.
