Trung tâm dữ liệu dưới biển đầu tiên trên thế giới
Trung Quốc nhấn chìm đơn vị lưu trữ dữ liệu đầu tiên của trung tâm dữ liệu thương mại dưới biển gần đảo Hải Nam hôm 24/11.
Sau khi hoàn thành, trung tâm dữ liệu dưới nước sẽ tiết kiệm điện hơn 40 - 60% so với trung tâm trên đất liền, theo Pu Ding, quản lý dự án. Các kỹ sư mất gần 3 giờ để đặt đơn vị lưu trữ nặng 1.300 tấn ở độ sâu 35 m dưới nước. Toàn bộ dự án bao gồm 100 đơn vị như vậy, CGTN hôm 24/11 đưa tin.
Mô hình trung tâm dữ liệu thương mại dưới biển. (Ảnh: CMG)
Việc đặt trung tâm dữ liệu dưới biển có thể đem lại lợi ích về nhiều mặt. Trung tâm có thể tận dụng nước để làm mát các bộ phận điện, giảm chi phí điện từ điều hòa nhiệt độ. "Toàn bộ trung tâm dữ liệu có thể làm mát tự nhiên", Xie Qian, kỹ sư ở phòng thí nghiệm CTTL Terminals, Viện hàn lâm công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc (CAICT), cho biết. "Công nghệ làm mát bằng nước biển cũng giúp tăng mật độ máy chủ, tăng cường năng lực tính toán".
Ngoài ra, trung tâm dữ liệu dưới nước có thể sử dụng diện tích rộng lớn ở đáy biển để giảm chi phí đất đai. Chúng cũng nằm cách xa môi trường sống của con người và ít bị nhiễu hơn. Môi trường dưới nước cũng không có bụi và oxy, do đó thiết bị điện tử có tuổi thọ lâu dài và ít hỏng hóc hơn. Theo Xie, một số trung tâm dữ liệu dưới biển sẽ nằm gần thành phố duyên hải. Vì vậy, chúng ở gần nút lõi của mạng, khiến mạng phản ứng nhanh hơn.
Dù những công ty như Microsoft đã thử nghiệm trung tâm dữ liệu dưới nước và kết luận kế hoạch khả thi, song phiên bản của Trung Quốc đưa vào hoạt động thương mại và phục vụ khách hàng thực tế đầu tiên.

Dự án Dẫn nước Nam-Bắc: Siêu công trình Trung Quốc tốn chục tỷ đô, "dòng sông nhân tạo" có 1-02 trên Trái đất
Dự án Dẫn nước Nam-Bắc (SNWDP) bắt đầu hình thành từ những năm 1950 và khi hoàn thành tổng thể vào năm 2050, nó sẽ chuyển hàng chục tỷ mét khối nước hàng năm đến các trung tâm dân cư ở phía Bắc của Trung Quốc.

Chung cư Kim Tự Tháp: Kiến trúc bước ra từ phim khoa học viễn tưởng
Chung cư Kim Tự Tháp gần đây đã trở thành một địa danh nổi tiếng ở Côn Sơn, Tô Châu, Trung Quốc bởi kiến trúc vô cùng độc đáo.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore
Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Lịch sử chưa từng có: 6 nước chế tạo "Mắt thần" mạnh gấp 50 triệu lần mắt người
"Mắt thần" mang tên GMT là một công trình khổng lồ, tọa lạc trên đỉnh núi cao 2.500 mét ở Chile.

Tự phá kỷ lục của chính mình, Trung Quốc xây tiếp cầu cao nhất thế giới bên trên "vết nứt Trái đất"
Cây cầu của Trung Quốc không chỉ giúp ích cho nền kinh tế địa phương mà còn định hình lại tiêu chuẩn của các thành tựu kỹ thuật toàn cầu.
