Trường hợp hiếm hoi cá heo làm chết người

Năm 1994, cá heo Tião, vốn thường xuyên tương tác với con người, tấn công người đi biển tại Brazil và khiến một nạn nhân thiệt mạng.

Cá heo trông như thể luôn mỉm cười với chiếc mõm dài đầy răng, nhưng đừng bị đánh lừa, chúng vẫn là những kẻ săn mồi hàng đầu của đại dương. Vì lý do này và nhiều lý do khác, việc giữ khoảng cách khi gặp cá heo ngoài tự nhiên rất quan trọng. Thế giới từng ghi nhận những trường hợp chúng tấn công con người, thậm chí trong một trường hợp hiếm hoi, cuộc tấn công như vậy đã khiến nạn nhân mất mạng.

Con cá heo trong sự việc nói trên mang tên Tião, nổi tiếng vào năm 1994 với tính hiếu kỳ và sự thoải mái khác thường khi tiếp xúc với người. Nó thường xuyên tương tác với mọi người và ghé qua bến tàu ở São Sebastião, Brazil, gần như hàng ngày.

Trường hợp hiếm hoi cá heo làm chết người
Dù thường được coi là vui vẻ, hiền lành, cá heo đôi khi cũng tấn công con người. (Ảnh: Tetsuo Arada).

Tuy nhiên, một số người bơi dường như đã lạm dụng sự tin tưởng của Tião dành cho con người. Theo một báo cáo từ BBC, họ nắm lấy vây của nó và cố gắng cưỡi lên, thậm chí thử cắm que kem vào lỗ phun nước. Cuối cùng, có vẻ sự kiên nhẫn của Tião cũng cạn kiệt.

"Cá heo phản ứng dữ dội khi bị quấy rối liên tục và làm bị thương khoảng 29 người tắm biển. Họ được đưa vào bệnh viện với vết thương nhẹ. Ngày 8/12/1994, Tião tấn công một người tắm biển 30 tuổi, người này tử vong vài giờ sau đó do chảy máu trong vì thủng dạ dày, theo bệnh viện địa phương Casa de Saúde Stella Maris", Marcos Cesar De O. Santos, chuyên gia tại Đại học São Paulo, cho biết trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Marine Mammal Science năm 1997.

Theo Los Angeles Times, một người bơi khác cũng bị thương vào thời điểm đó. Người này được cho là nằm trong nhóm cố gắng cưỡi Tião và gắn các vật dụng vào đuôi nó ngay trước khi sự việc xảy ra.

Sự cố khiến các nhà chức trách phải triển khai một chương trình quản lý để ngăn thương vong tiếp tục xảy ra bằng cách nâng cao nhận thức cộng đồng về những tương tác có hại, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả người lẫn động vật hoang dã. Chương trình tỏ ra hiệu quả khi không có thương tích nào được báo cáo thêm. Năm 1995, Tião cũng rời khỏi São Sebastião và chưa ai từng bắt gặp lại con vật.

Tião thuộc nhóm cá heo mũi chai - động vật có vú sống dưới nước thuộc chi Tursiops. Chúng phân bố ở hầu hết những vùng biển nhiệt đới và ôn đới ấm áp, thích nghi với nhiều môi trường sống ở biển và cửa sông. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá, ngoài ra còn có mực, tôm, động vật thân mềm. Cá heo mũi chai cũng được đánh giá là thông minh. Chúng có bộ não lớn và nhiều cảm xúc phức tạp, ví dụ như đau buồn.

Việc cá heo tấn công không quá hiếm và đã được ghi nhận ở nhiều loài khác nhau, từ cá heo mũi chai như Tião đến những con cá heo sông màu hồng độc đáo sống trong môi trường nước ngọt tại Nam Mỹ. Điều kỳ lạ là cá voi sát thủ, loài có kích thước lớn nhất trong họ Cá heo đại dương, có vẻ lại nằm trong số những loài ít tấn công con người và hiếm khi tương tác với con người ngoài tự nhiên.

Những loài vật mà con người cho là vui vẻ và hiền lành cũng có thể bộc lộ hành vi phòng vệ hoặc hung dữ khi con người đến quá gần. Nếu đạo đức và ý thức bảo vệ bản thân không đủ để ngăn cản mọi người quấy rối động vật hoang dã, các nhà chức trách vẫn luôn có những khoản phạt nặng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu cho thấy trâu nước sống rất tình cảm, thích kết bạn, chỉ cần hợp tính là sẽ chơi

Nghiên cứu cho thấy trâu nước sống rất tình cảm, thích kết bạn, chỉ cần hợp tính là sẽ chơi

Có vẻ như đi tìm một tình bạn chân thành trong thế giới này thật là khó.

Đăng ngày: 10/12/2024
Đi câu cá, người phụ nữ bắt được con vật ngoại hình kỳ dị, hóa ra là loài thú quý hiếm

Đi câu cá, người phụ nữ bắt được con vật ngoại hình kỳ dị, hóa ra là loài thú quý hiếm

Người phụ nữ không giấu được sự ngạc nhiên về con vật đặc biệt này.

Đăng ngày: 09/12/2024
Trung Quốc giải mã bí ẩn ADN giúp linh dương Tây Tạng sống sót trên cao nguyên

Trung Quốc giải mã bí ẩn ADN giúp linh dương Tây Tạng sống sót trên cao nguyên

Các nhà khoa học Trung Quốc đã giải mã thành công bộ gene ở cấp độ nhiễm sắc thể của loài linh dương Tây Tạng quý hiếm, với mục đích khám phá bí quyết giúp chúng tồn tại ở những độ cao lớn.

Đăng ngày: 09/12/2024
Những kỹ thuật độc đáo giúp các loài vật

Những kỹ thuật độc đáo giúp các loài vật "sống khỏe" qua mùa đông

Đào hang trong đất, ngủ Đông và thở dưới nước, hay quần tụ để giữ ấm... là một số "chiến lược" đáng ngạc nhiên giúp động vật sống sót qua mùa đông giá rét.

Đăng ngày: 09/12/2024
Tuần lộc có thể thay đổi màu mắt để

Tuần lộc có thể thay đổi màu mắt để "tương thích" với những tháng dài mùa Đông

Theo các nhà khoa học, tuần lộc "điều chỉnh" cấu trúc mắt của chúng để tìm kiếm thức ăn tốt hơn và thoát khỏi kẻ săn mồi trong những tháng dài chạng vạng và tăm tối của mùa Đông.

Đăng ngày: 07/12/2024
Phát hiện khoa học có thể giải mã bí ẩn đã tồn tại 10.000 năm bên trong bộ lông mèo tam thể

Phát hiện khoa học có thể giải mã bí ẩn đã tồn tại 10.000 năm bên trong bộ lông mèo tam thể

Trong quá khứ, cũng đã từng có nhiều phát hiện khoa học giống nhau, được thực hiện bởi 2 nhóm nghiên cứu độc lập, đến từ hai quốc gia khác nhau.

Đăng ngày: 07/12/2024
Chim hải âu già nhất thế giới đẻ trứng ở tuổi 74

Chim hải âu già nhất thế giới đẻ trứng ở tuổi 74

Sau khi tìm được bạn tình mới, chim hải âu Laysan cái Wisdom tiếp tục đẻ quả trứng mới ở đảo san hô vòng Midway, tăng thêm số lượng con non của nó.

Đăng ngày: 06/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News