Truyền thuyết về những viên kim cương Golconda

Trước khi phát hiện ra các mỏ kim cương ở Brazil và Nam Phi vào đầu thế kỷ 18, Ấn Độ là quốc gia duy nhất cung cấp loại đá quý này trên thế giới.

Phần lớn chúng được khai thác ở Golconda, một vùng đất nhỏ bé thuộc bang Andhra Pradesh và Telangana ngày nay. Chung quanh những viên kim cương ở đây có nhiều truyền thuyết đầy bí ẩn.

Vùng đất kim cương

Nằm không xa thủ phủ Hyderabad, bang Andhra Pradesh, thị trấn nhỏ bé Golconda từng là kinh đô đầu tiên của triều đại Qutb Shahi được thành lập vào đầu thế kỷ 16. Do có trữ lượng lớn kim cương nên Golconda được xem là trung tâm buôn bán đá quý của Ấn Độ.

Truyền thuyết về những viên kim cương Golconda
Vùng đất Golconda nhỏ bé từng là thủ phủ kim cương thế giới.

Cho đến cuối thế kỷ 19, Golconda là nguồn cung cấp kim cương lớn nhất và tốt nhất trên thế giới. Golconda đồng nghĩa với sự giàu có và địa danh này thường được các nhà kinh doanh và sưu tập kim cương nói đến với sự nể trọng.

Những viên kim cương ở Golconda đã được người châu Âu biết đến từ thời Marco Polo (thế kỷ XIV). Nhà buôn đá quý người Pháp, Jean-Baptiste Tavernier, là một trong số ít khách nước ngoài đi du lịch nhiều nơi trên đất liền Ấn Độ và từng thăm nhiều mỏ đá quý.

Trong một bài tường thuật về các chuyến đi của mình, ông đã mô tả sự rộng lớn của các mỏ kim cương, cùng những viên đá quý được tìm thấy ở Tamil Nadu, Maharashtra, Bengal, |Bundelkhand ngày nay.

Tavernier kể, ông đã được phép kiểm định viên kim cương Mogul khổng lồ có hình dạng giống một nửa quả trứng, được đặt theo tên của Shah Akbar, vị hoàng đế Mogul thứ ba của Ấn Độ.

Sau đó viên kim cương bỗng nhiên biến mất. Nhiều người cho rằng nó đã bị những kẻ trộm lấy đi rồi cắt thành từng mẩu nhỏ để che giấu nguồn gốc. Theo nhiều học giả ngày nay, viên kim cương Orlov 189 carat mà nữ hoàng Nga, Catherine thường đeo, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Vũ khí Kremlin ở Moscow, là một trong những viên kim cương có nguồn gốc từ viên đá quý khổng lồ kể trên.

Tavernier cũng cho biết đã nhìn thấy một viên kim cương nhẵn, có tên là Great Table, được giữ trong một căn hầm ở Golconda. Nó đã bị vua Ba Tư Nader Shah (1698 - 1747) lấy đi trong cuộc xâm lược Ấn Độ năm 1739 và biến mất sau khi ông ta bị ám sát.

Những viên kim cương nổi tiếng

Truyền thuyết về những viên kim cương Golconda
Những viên kim cương nổi tiếng: Từ trái sang phải: Kim cương Orlov, kim cương Hope (trên), kim cương Koh-i-Noor và kim cương Jacob (dưới).

Một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất có nguồn gốc từ Golconda là Tavernier Blue, được Jean-Baptiste Tavernier mua vào năm 1666, sau đó bán lại cho vua Louis XIV của Pháp.

Viên đá này hình tam giác nặng 67 carat có sắc xanh huyền bí, được gắn trên dải ruy băng mà nhà vua thường đeo trong các buổi lễ.

Trong cuộc Cách mạng Pháp, sau khi Louis XVI và gia đình bị bắt giam, đám đông cuồng nộ đã đột nhập vào kho báu Hoàng gia, lấy đi hầu hết các viên ngọc, kim cương quý, bao gồm cả viên Tavernier Blue. Hai thập niên sau, viên kim cương này tái xuất ở Anh, bị cắt gọt lại thành một viên 45 carat, được đặt tên là “Hope”.

Sau khi trải qua nhiều chủ sở hữu, nó được mua vào năm 1949 bởi một nhà buôn đá quý ở New York, Harry Winston, sau đó ông này tặng nó cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 1958, nơi nó vẫn được trưng bày cho đến nay.

Một viên kim cương Golconda nổi tiếng khác đã dẫn đến các tranh chấp về quyền sở hữu là Koh-i-Noor, nặng gần 200 carat. Ban đầu nó được gắn trên Peacock Throne, chiếc ngai vàng nổi tiếng được hoàng đế Shah Jahan đặt làm vào đầu thế kỷ 17. Koh-i-Noor đã đổi chủ giữa các phe phái khác nhau ở Nam và Tây Á, cho đến khi người Anh thôn tính Punjab vào năm 1849, nó thuộc về nữ hoàng Victoria.

Sau khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, họ yêu cầu người Anh trả lại Koh-i-Noor cho chủ sở hữu, nhưng người Anh từ chối, cho rằng viên đá quý này được mua hợp pháp. Ngày nay, nó được trưng bày ở Jewel House tại Tháp London.

Trong bộ sưu tập Trang sức Vương miện của Ngân hàng trung ương Iran ở Tehran hiện còn giữ viên kim cương hồng lớn nhất thế giới, Daria-i-Noor, cũng được khai thác ở mỏ Kollur.

Ban đầu nó thuộc về triều đại Kakatiya, sau đó, giống như Koh-i-Noor, nó trở thành một phần của chiếc ngai Peacock Throne. Năm 1739, khi Nader Shah của Iran xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ, ông ta ra lệnh lục soát kho báu của người Mughal và lấy đi Daria-i-Noor, cùng với Koh-i-Noor và Peacock Throne.

Các nhà nghiên cứu tin rằng Daria-i-Noor là một phần của viên kim cương Great Table mà Tavernier đã mô tả vào thế kỷ 17. Nó có thể đã bị cắt thành hai mảnh. Phần lớn hơn là Daria-i-Noor, phần nhỏ là viên kim cương Noor-ul-Ain, hiện được đính trên một vương miện trong bộ sưu tập của Hoàng gia Iran.

Kim cương dẫn đến kiện tụng

Nhà buôn đồ cổ và đá quý nổi tiếng Alexander Malcolm Jacob đã mua một viên kim cương nặng 185 carat, đặt theo tên ông là Jacob Diamond, cũng phát xuất từ Golconda.

Sau đó, ông ta chào bán nó cho Mahbub Ali Khan, nizam (nhà cai trị) thứ 6 của Hyderabad và là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới. Nizam được yêu cầu đặt cọc 2,2 triệu rupee để nhận viên kim cương chuyển đến từ London.

Nhưng khi viên kim cương được mang đến, ông ta lại tuyên bố không thích nó nữa và yêu cầu Jacob trả lại số tiền tạm ứng, nhưng bị từ chối. Điều này dẫn đến một vụ kiện tụng tại tòa án, gây chấn động khắp Ấn Độ và được báo chí quốc tế lan truyền rộng rãi.

Mặc dù tòa án đã phán trao viên kim cương cho Mahbub Ali Khan và ông không phải trả khoản tiền còn lại, nhưng việc một vị nizam phải xuất hiện trước tòa án Anh đã trở thành một nỗi hổ thẹn ở xứ sở này.

Cũng vì vậy, nhà cai trị cho rằng viên kim cương này không may mắn và không muốn liên quan đến nó nữa. Ông bọc nó trong một mảnh vải và nhét vào chiếc giày cũ cho khuất mắt.

Mahboob Ali Khan mất năm 1911. Vài năm sau đó, con trai và là người kế vị ông, Mir Osman Ali Khan, nizam cuối cùng của Hyderabad, đã tìm thấy viên kim cương trong giày của cha mình.

Cho rằng viên đá này chẳng có giá trị gì, nizam đã sử dụng nó như một đồ chặn giấy trong một thời gian dài, cho đến khi giá trị thực của nó được nhận ra. Nhiều thập niên sau, viên kim cương được Chính phủ Ấn Độ mua từ sự ủy thác của nizam và hiện được giữ tại Ngân hàng Dự trữ của Ấn Độ ở Mumbai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
7 lần não bộ khiến bạn phải

7 lần não bộ khiến bạn phải "ngậm đắng nuốt cay" vì những cú lừa tâm lý chẳng ai có thể ngờ tới

Não bộ luôn hoạt động 100% khả năng (chứ không phải 10%) như chúng ta tưởng. Và trong quá trình hoạt động, nó tạo ra một số hiệu ứng khiến chúng ta phải khổ sở.

Đăng ngày: 20/09/2021
Đây là lý do tại sao bạn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình lộn ngược trong một chiếc thìa!

Đây là lý do tại sao bạn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình lộn ngược trong một chiếc thìa!

Khi nhìn vào chiếc thìa bạn có tò mò vì sao lại có hình ảnh phản chiếu không?

Đăng ngày: 19/09/2021
Nữ robot nổi tiếng từng tuyên bố sẽ hủy diệt loài người sẽ được sản xuất hàng loạt

Nữ robot nổi tiếng từng tuyên bố sẽ hủy diệt loài người sẽ được sản xuất hàng loạt

Một viễn cảnh tương lai về một giúp việc bằng robot hoàn thiện nhất sắp trở thành hiện thực.

Đăng ngày: 19/09/2021
Trái đất đã

Trái đất đã "nuốt chửng" hàng nghìn tỷ tấn nước mỗi năm - Nước đã đi đâu?

Những con số về lượng nước biến mất trên Trái đất có thể sẽ khiến bạn phải " rùng mình"!

Đăng ngày: 19/09/2021
Khi nước Tần diệt vong, đội quân hùng mạnh mà Tần Thủy Hoàng vô cùng tự hào đang ở đâu?

Khi nước Tần diệt vong, đội quân hùng mạnh mà Tần Thủy Hoàng vô cùng tự hào đang ở đâu?

Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau khi ông qua đời, nhà Tần rơi vào cảnh diệt vong.

Đăng ngày: 18/09/2021
Cận cảnh quá trình thay bánh xe lửa

Cận cảnh quá trình thay bánh xe lửa

Chất lượng bánh xe tàu hỏa góp phần quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn suốt thời gian vận hành của tàu.

Đăng ngày: 18/09/2021
Bị chế giễu, Võ Tắc Thiên khiến tất cả những người phản đối phải im miệng chỉ bằng duy nhất một chữ

Bị chế giễu, Võ Tắc Thiên khiến tất cả những người phản đối phải im miệng chỉ bằng duy nhất một chữ

Để có thể trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên chắc chắn đã trải qua nhiều chuyện không dễ dàng.

Đăng ngày: 17/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News