Vì sao nói sao Mộc rất kỳ dị, nhà du hành "phát sợ" chưa thể đặt chân tới?

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời khi có khối lượng gấp 2,5 lần tất cả hành tinh cộng lại. Hành tinh này khá kỳ dị khi không có bề mặt nên về cơ bản bạn không thể đi lại trên nó.

Hành tinh khổng lồ

Sao Mộc là hành tinh thứ năm từ Mặt trời trở ra. Theo Universe Today, sao Mộc có đường kính ở xích đạo 142,984 km, gấp hơn 11 lần so với Trái đất.

Sao Mộc có khối lượng gấp 2,5 lần tất cả hành tinh trong Hệ Mặt trời cộng lại. Còn Mặt trời chiếm 99,9% khối lượng của cả Hệ Mặt trời.

Sao Mộc thuộc nhóm hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt trời, bên cạnh sao Thổ. Sao Thiên Vương và sao Hải Vương được gọi là hành tinh băng khổng lồ, các hành tinh còn lại là hành tinh đất đá.

Theo trang Space, tính từ ngoài vào trong lõi của sao Mộc, áp lực và nhiệt độ tăng dần. Do đó, xuống càng sâu, hydro thay đổi trạng thái từ khí sang lỏng, thậm chí có thể biến thành kim loại.

Sao Mộc mất 10 giờ để quay hết một vòng quanh trục. Tốc độ tự quay của sao Mộc lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Nó hoàn thành một vòng quay quanh trục trong chưa đầy 10 giờ (9,9 giờ). Do đó, một ngày trên sao Mộc ngắn hơn một ngày ở Trái đất. Độ nghiêng trục quay của sao Mộc tương đối nhỏ, chỉ 3,13 độ. Đó là lý do hành tinh này không có sự thay đổi lớn của các mùa như Trái đất và sao Hỏa.

Vì sao nói sao Mộc rất kỳ dị, nhà du hành phát sợ chưa thể đặt chân tới?
Không giống với Trái đất, sao Mộc không hề có bề mặt cứng.

Nếu được thả trên sao Mộc, bạn sẽ thế nào?

Không giống với Trái đất, sao Mộc không hề có bề mặt cứng, Sao Mộc là một khối ga cùng vài thứ khác, được kéo lại gần nhau và tạo thành hình dạng một hành tinh. Khí ga trong khí quyền sao Mộc cũng có "trần", hay là "tầng trên"; các lớp khí ga mỏng dần khi càng rời xa trung tâm hành tinh.

Nếu bạn được thả từ vị trí bên ngoài bầu khí quyển có thể thấy được của sao Mộc, khi bạn rơi vào bên trong bầu khí quyển một khoảng gần 300.000km (chúng ta sẽ gọi điểm này là "bề mặt"), thì bạn sẽ chết vì nhiễm độc phóng xạ.

Tuy nhiên, chẳng hạn bạn mặc một bộ áo du hành không gian không thể bị phá huỷ nên bạn sẽ không sao. Thay vào đó, do khối lượng sao Mộc quá lớn, tốc độ rơi của bạn sẽ bắt đầu tăng lên. Tiếp tục rơi, bạn sẽ lọt vào phần giữa của khí quyển tầng trên của sao Mộc, rơi xuyên qua các đám mây amoniac.

Bạn sẽ không bị bốc cháy với cú rơi này bởi phần dày nhất của khí quyển bạn đã vượt qua được. Sức nóng từ lực ma sát và sức ép siêu âm sẽ không đốt cháy bạn ở giai đoạn này.

Sau vài phút, bạn tiếp tục rơi, xuyên qua một khu vực với áp suất gấp đôi áp suất trung bình trên bề mặt Trái Đất. Bạn càng tiếp tục rơi thì áp suất khí quyển càng tăng lên. Nhiệt độ môi trường cũng càng lúc càng tăng. Mọi thứ xung quanh sẽ tối dần đi và sau vài phút thì mọi thứ sẽ hoàn toàn tối đen như mực, nhiệt độ thì tăng lên hơn 100 độ C.

Nhiệt độ tiếp tục tăng lên, khi bạn vào vùng bên trong hành tinh thì áp suất và mật độ khí quyển đã khá cao, khiến tốc độ rơi bị giảm đến mức tối thiểu.

Ở mức độ này, bạn sẽ thấy một đại dương khổng lồ gồm hydrogen kim loại lỏng, bởi áp suất khí quyển cực cao đã chuyển khí ga hydrogen sang dạng lỏng. Trong Hệ Mặt Trời, sao Mộc có tốc độ quay nhanh nhất, và khi nó quay, đại dương kim loại lỏng này sẽ cuộn xoáy tạo thành trường từ mạnh nhất trong Hệ mặt trời.

Cuối cùng, nơi bạn tiếp đến chính là điểm áp suất 2 triệu bar và có nhiệt độ cao như mặt trời, bạn không thể tiếp tục rơi cũng như sống sót được nữa. Các nhà khoa học không gian vẫn chưa thực sự biết liệu sao Mộc chỉ toàn ga hay có lõi cứng và nóng hay không? Bởi vậy, việc một người đặt chân lên bề mặt sao Mộc là điều bất khả thi.

Lực hấp dẫn trên sao Mộc rất mạnh, khoảng 135.000 dặm/ giờ (217.224 km/h).Từ trường của sao Mộc mạnh hơn Trái Đất 20 lần. Jupiter quay nhanh hơn so với các hành tinh khác, vì vậy một ngày trên sao Mộc chỉ bằng 10 giờ dưới Trái Đất. Nhiệt độ và áp suất tăng đều đặn bên trong Sao Mộc khi đi về lõi của nó. Nhiệt độ của lõi sao Mộc ước chừng khoảng 24.000 độ, nóng hơn bề mặt của Mặt Trời. Nếu sao Mộc to thêm 80 lần nữa, nó sẽ trở thành một ngôi sao thay vì một hành tinh như hiện nay.
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao một số nhà khoa học tin rằng ý thức vẫn tồn tại sau khi tim ngừng đập?

Tại sao một số nhà khoa học tin rằng ý thức vẫn tồn tại sau khi tim ngừng đập?

Một bước tiến lớn trong thế kỷ vừa qua đã giúp các nhà khoa học có được khả năng theo dõi hoạt động nhận thức của con người ngay cả trong tình trạng nguy kịch.

Đăng ngày: 12/09/2021
Vì sao việc mang vũ khí bên mình thời xưa là chuyện nhỏ, nhưng

Vì sao việc mang vũ khí bên mình thời xưa là chuyện nhỏ, nhưng "tàng trữ" áo giáp là tội tày trời?

Thời xưa, áo giáp là tài sản quốc gia, nếu sở hữu riêng sẽ bị kết án tử hình.

Đăng ngày: 09/09/2021
Tại sao cồn được dùng để bảo quản các mẫu vật?

Tại sao cồn được dùng để bảo quản các mẫu vật?

Nếu dùng quá nhiều cồn thì có gây ảnh hưởng gì tới mẫu vật không?

Đăng ngày: 08/09/2021
Tại sao các loài động vật khác có nhiều chi, họ, nhưng con người hiện đại lại chỉ có một?

Tại sao các loài động vật khác có nhiều chi, họ, nhưng con người hiện đại lại chỉ có một?

Con người chúng ta là loài linh trưởng và cũng là loài động vật bậc cao nhất trên hành tinh, nhưng chúng cũng là một trong những sinh vật " cô đơn" nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 06/09/2021
Tại sao lồng máy giặt lại bị hôi?

Tại sao lồng máy giặt lại bị hôi?

Máy giặt sử dụng lâu ngày mà không được vệ sinh định kỳ thì sẽ dễ bị hôi lồng giặt, làm cho quần áo không được giặt sạch, cứ bị mùi ẩm mốc dù đã được phơi ngoài nắng.

Đăng ngày: 06/09/2021
Tại sao một số người lại bơm khí nitơ vào lốp xe thay vì không khí?

Tại sao một số người lại bơm khí nitơ vào lốp xe thay vì không khí?

Có lợi thế gì khi sử dụng nitơ trong lốp xe thay vì không khí?

Đăng ngày: 06/09/2021
Tại sao người ta lại đặt những quả bóng trên cáp điện cao thế?

Tại sao người ta lại đặt những quả bóng trên cáp điện cao thế?

Những quả bóng trên dây điện cao thế luôn là điều bí ẩn, vậy chúng có mục đích gì?

Đăng ngày: 03/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News