Từ 5.000 năm trước, con người đã biết dùng ống hút để... uống bia

Theo các phân tích lại về hiện vật cổ vào năm 1897, một bộ ống bằng vàng và bạc được tìm thấy cách đây 125 năm ở phía bắc Caucasus, được cho là được sử dụng để uống nước hoặc bia.

Những di vật cổ quý giá được làm từ vàng và bạc

Bộ ống hút này được phát hiện bởi nhà khảo cổ học người Nga, Nikolai Veselovsky, vào năm 1897 tại gò mộ Maikop Kurgan ở phía bắc Caucasus. Đây cũng là địa điểm có ý nghĩa khi nghiên cứu về thời đại đồ đồng, bởi vì ở đây cũng đã phát hiện thêm 3 bộ xương và hàng trăm đồ vật khác, bao gồm các hạt bằng vàng và đá bán quý, bình gốm, cốc kim loại và vũ khí. Gò tồn tại từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên có niên đại từ Văn hóa Thời đại đồ đồng sớm Maikop (3700 đến 2900 trước Công nguyên).

Trong số đồ vật được phát hiện này, Veselovsky đã tìm thấy 8 ống dài và mảnh, đây là những đồ tùy táng được đặt một cách cẩn thận và có chủ ý phía bên tay phải của một cá nhân được cho là có vai trò cấp cao được chôn cất trong một bộ quần áo được trang trí rất cầu kỳ. Những ống này được làm từ vàng và bạc, có chiều dài hơn 1 mét, một nửa trong số 8 ống này được trang trị bằng một bức tượng nhỏ cũng được làm từ vàng hoặc bạc. Hiện những món đồ quý giá này đã được chuyển đến Bảo tàng Hermitage ở St Petersburg, Nga, nơi chúng được lưu giữ cho đến ngày nay.

Từ 5.000 năm trước, con người đã biết dùng ống hút để... uống bia
Hình minh họa cho thấy tám ống, 4 trong số đó được trang trí bằng các bức tượng hình con bò.

Các nghiên cứu mới cho rằng ống được sử dụng để uống

Khi phân tích, đo đạc và tính toán các di tích cổ đại này, Veselovsky gọi các ống này là "vật thu nhận" - được cho là một phỏng đoán hợp lý, dựa trên tình trạng rõ ràng của các cá thể được chôn cất cũng như vị trí đặt cẩn thận của các vật phẩm này. Ban đầu, một số phỏng đoán cho rằng những đồ vật 5.000 năm tuổi này được sử dụng như cây gậy giống như loại đũa phép hoặc cây trượng của các vị vua cầm quyền, nó có vẻ hợp lý nếu dựa vào chất liệu làm nên nó.

Tuy nhiên, những nghiên cứu mới được công bố hiện đang đặt câu hỏi về cách giải thích này, và có một lập luận mới cho rằng những đồ vật này chính là ống hút. Nếu những giải thích này là chính xác, “những thiết bị lạ mắt này sẽ là ống hút uống nước lâu đời nhất còn sót lại cho đến nay”, Viktor Trifonov, nhà khảo cổ học tại Học viện Khoa học Nga ở St.Petersburg và là đồng tác giả của bài báo mới cho biết.

Điều quan trọng nhất dẫn đến lập luận mới này là từ việc phát hiện ra các hạt lúa mạch bên trong một trong những ống hút đó, bên cạnh các hạt khoáng ngũ cốc (các hạt hóa thạch của mô thực vật) và các hạt phấn hoa từ cây chìa vôi. Đây được coi là bằng chứng trực tiếp cho thấy những chiếc ống này được sử dụng để uống, và bởi vì có dấu vết của lúa mạch được tìm thấy, các nhà khoa học cũng cho rằng đồ uống được đề xuất ở đây có thể là bia.

Từ 5.000 năm trước, con người đã biết dùng ống hút để... uống bia
Tái hiện cho thấy 8 ống hút được sử dụng chung và một ống hút được sử dụng riêng lẻ.

Không có gì là quá mơ hồ khi cho rằng người Maikop thời kỳ đồ đồng đã tiêu thụ lúa mạch lên men. Tục lệ này được cho là có từ khoảng 13.000 năm trước thời kỳ Natufian, trong khi các hoạt động sản xuất bia quy mô lớn bắt đầu xuất hiện ở châu Á trong thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công nguyên. Vì thế hoàn toàn chính đáng khi cho rằng các gia đình ở Maikop đã uống bia lúa mạch có hương vị thảo mộc. Các nhà nghiên cứu nói rằng, họ “không thể chứng minh một cách chắc chắn sự hiện diện của một loại đồ uống lên men”, vì vậy “kết quả nên được xử lý một cách thận trọng, cũng như cần có những phân tích sâu hơn”.

Một điều đáng lưu ý nữa, đó là các đầu của ống hút Maikop được trang bị lưới lọc kim loại, có khả năng lọc các tạp chất vốn được xem là có nhiều trong các dạng đồ uống bia cổ đại. Các nhà khoa học cũng đưa ra một giả thuyết rằng các ống uống này với bộ lọc ở đầu ống hút, đã được "thiết kế để nhấm nháp một loại đồ uống cần lọc trong quá trình tiêu thụ” và được thực hiện khá phổ biến ở thời kỳ này. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy một chiếc bình lớn được tìm thấy ở Maikop Kurgan đủ cho 8 người ngồi uống.

Loại ống hút uống lâu đời nhất còn sót lại

Những chiếc ống hút có đầu ống hút được tìm thấy tại Maikop Kurgan có những đặc điểm giống với những ống hút uống của người Sumer. Người Sumer cổ đại của thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên được biết đến là những người đã nhâm nhi bia từ các bình lớn, vơi một số bằng chứng trên các hiện vật khảo cổ và các tác phẩm nghệ thuật đã mô tả hoạt động này. Đối với những chiếc ống hút lâu đời nhất có từ thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công nguyên, đã có những bằng chứng trên các tác phẩm nghệ thuật được tìm thấy ở miền bắc Iraq và miền tây Iran.

Từ 5.000 năm trước, con người đã biết dùng ống hút để... uống bia
Một bộ lọc đầu ống bằng bạc thu được bằng chứng về hạt tinh bột lúa mạch, hạt phấn từ cây chìa vôi và một số hạt khoáng ngũ cốc

Những chiếc ống hút Maikop nói trên, nếu đúng là chúng được sử dụng để uống bia hay các đồ uống khác, thì chúng sẽ là loại ống hút uống lâu đời nhất còn sót lại trong hồ sơ khảo cổ học. Loại ống hút này được cho là có nguồn gốc từ Trung Đông, cách xa hàng trăm dặm từ phía bắc Caucasus. Sự hiện diện ở một địa điểm rất xa của các di vật này cũng cho thấy tập tục này đã lan rộng ra các khu vực xung quanh.

"Phát hiện này đã góp phần hiểu rõ hơn về sự khởi đầu của những bữa tiệc trong nghi lễ và văn hóa uống rượu trong một xã hội có phân chia thứ bậc. Những hoạt như vậy phải đủ quan trọng và phổ biến để lan truyền giữa hai khu vực”. Sự xuất hiện của ống hút ở Maikop Kurgan gợi ý về mối quan hệ văn hóa và kinh tế giữa các khu vực. Các nhà khoa học cũng cho biết: "những sở thích về sự sang trọng và bình đẳng của người Sumer đã xuất hiện ở Caucasus vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, ống hút là biểu tượng đặc trưng thể hiện một vai trò đáng kể do chúng được sử dụng làm đồ dùng để di chuyển cho những cá nhân ưu tú".

Không chỉ riêng việc tìm thấy loại ống hút này cho thấy tổ tiên ta ngày xưa đã biết uống bia, mà rất nhiều phát hiện khảo cổ học khác đã chỉ ra, uống bia rượu chính là một niềm vui đã được duy trì từ rất lâu trong lịch sử loài người, và còn thúc đẩy các mối quan hệ xã hội khi nhiều người cùng tham gia.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khai quật cấu trúc Hồi giáo 900 năm dưới lòng đất

Khai quật cấu trúc Hồi giáo 900 năm dưới lòng đất

Các nhà khảo cổ công bố phát hiện 5 căn phòng dùng cho nghi thức cầu nguyện và rửa tội tại một địa điểm Hồi giáo ở miền bắc Iraq.

Đăng ngày: 20/01/2022
Các nhà khoa học choáng váng khi tìm thấy hộp sọ 2.000 năm tuổi được gắn kim loại

Các nhà khoa học choáng váng khi tìm thấy hộp sọ 2.000 năm tuổi được gắn kim loại

Các nhà nghiên cứu đã choáng váng khi tìm thấy hộp sọ 2.000 năm tuổi của một chiến binh Peru được gắn kim loại.

Đăng ngày: 20/01/2022
Người đàn ông gắn dao vào người thay bàn tay trong mộ cổ 1.500 năm

Người đàn ông gắn dao vào người thay bàn tay trong mộ cổ 1.500 năm

Một bằng chứng sớm về việc sử dụng chi giả vừa được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ nằm giữa nghĩa trang đầy bí ẩn ở phía Bắc nước Ý.

Đăng ngày: 20/01/2022
Bí ẩn từng khiến Charles Darwin đau đầu được giải mã sau 140 năm

Bí ẩn từng khiến Charles Darwin đau đầu được giải mã sau 140 năm

Bí ẩn từng khiến nhà khoa học nổi tiếng Charles Darwin phải đau đầu đã được giải sau 140 năm kể từ khi ông qua đời.

Đăng ngày: 20/01/2022
Tổ khủng long 193 triệu năm tuổi chứa trứng với phôi nguyên vẹn vừa được phát hiện ở Argentina

Tổ khủng long 193 triệu năm tuổi chứa trứng với phôi nguyên vẹn vừa được phát hiện ở Argentina

Các nhà cổ sinh vật học cũng tìm thấy 80 bộ xương của khủng long Mussaurus gần tổ - chứng tỏ chúng sống thành bầy đàn.

Đăng ngày: 19/01/2022
Khám phá mạng xã hội

Khám phá mạng xã hội "tổ tiên" 50.000 tuổi của Facebook, TikTok tại châu Phi

Dường như từ hàng chục nghìn năm trước, người dân châu Phi đã tạo ra kết nối xã hội mà không cần Facebook, Twitter, TikTok hoặc bất kỳ nền tảng giao tiếp hiện đại nào.

Đăng ngày: 19/01/2022
Nguồn gốc của thủy tinh: Chuyến hành trình về những nền văn minh cổ đại

Nguồn gốc của thủy tinh: Chuyến hành trình về những nền văn minh cổ đại

Người Ai Cập hay Lưỡng Hà, ai có vinh dự sở hữu " bằng sáng chế" cho vật liệu tuyệt vời này?

Đăng ngày: 18/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News