Từ cậu bé đóng sách trở thành nhà khoa học thiên tài của nhân loại

Không chỉ là nhà khoa học thiên tài với những phát minh lớn, trước khi mất, Michael Faraday còn để lại cho hậu thế, đặc biệt là các bạn trẻ, lời khuyên quý giá.

Michael Faraday (1791-1867) là nhà vật lý, hóa học thiên tài người Anh. Ông có rất nhiều cống hiến cho nhân loại trên lĩnh vực điện từ và hóa học.

Sử sách chép về Michael Faraday rằng: "Chừng nào nhân loại còn sử dụng điện, loài người còn phải nhớ công lao của ông”.

Vượt lên khó khăn của gia đình

Theo sách Kể chuyện tấm gương hiếu học, Michael Faraday sinh ra trong gia đình có cha làm thợ rèn, mẹ nội trợ. Từ nhỏ, Michael Faraday chỉ được học qua loa ở nhà thờ vào những ngày chủ nhật. Sau đó, ông sớm phải thôi học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, cha ông mắc bệnh hiểm nghèo, ốm đau liên miên.

May mắn cho Michael Faraday khi ông có mẹ rất đảm đang, kiên nhẫn, khôn khéo. Dù nghèo khó, bà thường xuyên an ủi con cái vượt qua nghịch cảnh gia đình.

Từ cậu bé đóng sách trở thành nhà khoa học thiên tài của nhân loại
Michael Faraday - nhà vật lý thiên tài của thế kỷ XIX. (Ảnh: BBC).

Michael Faraday rất ham học. Ngoài những lúc phải làm việc phụ mẹ, ông thường dành tất cả thời gian tự học, tự mày mò nghiên cứu.

Năm 14 tuổi, Michael Faraday tới học đóng sách ở London, Anh. Michael Faraday đã đọc được rất nhiều loại sách, đặc biệt là những cuốn viết về điện học, hóa học. Nó kích thích sự tò mò, khám phá của ông. Từ những lý thuyết sách vở, Faraday bắt đầu dùng các chai lọ cũ để làm các thí nghiệm đơn giản về pin điện và hóa học điện giải.

Một trong những điều may mắn với Michael Faraday là ông chủ tốt bụng, luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho nhân viên được đi dự những buổi thuyết trình của những nhà khoa học nổi tiếng hoàng gia Anh thời bấy giờ.

Trong một lần như thế, Michael Faraday đã gặp được nhà hóa học danh tiếng Humphry Davy và xin được một chân phụ việc trong phòng thí nghiệm của ông. Davy vui sướng và sửng sốt khi đọc được những ghi chép của Michael Faraday trong các buổi thuyết trình. Đó là những ghi chép rất chi tiết, có thêm giản đồ để làm sáng tỏ nhiều vấn đề.

Miệt mài phấn đấu, năm 20 tuổi, Michael Faraday bắt đầu làm phụ tá trong phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Hoàng gia Anh.

Tại đây, ông có cơ hội học hỏi những nhà thực nghiệm giỏi nhất lúc bấy giờ, sau đó tự mình làm thí nghiệm nghiên cứu. Faraday đã làm việc rất siêng năng, cần cù để chứng tỏ sự tin tưởng của người thầy Davy.

16.041 thực nghiệm cho nhân loại

Từ năm 1815, Michael Faraday bắt đầu dốc toàn tâm vào nghiên cứu khoa học. Bấy giờ, ông đã thành thạo, hiểu rõ các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm. Để phục vụ cho những phát minh, ông sưu tầm các loại tài liệu cần thiết, tổng hợp và phát triển lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu, tiến hành hàng loạt thí nghiệm. Thậm chí, nhiều thí nghiệm có thể gây nguy hiểm cho chính tính mạng của bản thân.

Những năm 1820, ông tạo ra được hai hợp chất carbon, hóa lỏng được khí Clo, điều chế được benzene từ dầu khí, chế tạo thành công loại thủy tinh quang học, đặt nền móng cho ngành luyện kim và kim loại học.

Năm 1821, ông bắt đầu loạt nghiên cứu về từ học và điện học. Michael Faraday đã tạo ra được bộ máy chuyển điện năng thành cơ năng. Đây được xem là động cơ điện đầu tiên trên thế giới.

Đến năm 1829, khi Davy qua đời, Michael Faraday tiếp tục những công trình nghiên cứu của thầy. Ông trở thành một nhà hóa học danh tiếng, ngoài công việc nghiên cứu, còn là giáo sư hóa học, tham gia giảng dạy ở Viện Khoa học Hoàng gia Anh.

Từ cậu bé đóng sách trở thành nhà khoa học thiên tài của nhân loại
Với 16.041 lần thực nghiệm, Faraday đã có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại. (Ảnh: BBC).

Tiếp tục những nghiên cứu của thầy Davy, Michael Faraday nhận ra rằng muốn giải phóng đương lượng gram (gam) của nguyên tố, người ta dùng một số điện lượng. Nghĩa là, một số điện lượng đã bị giải phóng cùng một số nguyên tử. Những nghiên cứu này của ông đã cho ra đời những quan niệm mới về điện tử.

Điều ám ảnh nhất với Michael Faraday chính là từ trường. Ông rắc một số vụn sắt lên tờ giấy, đặt lên các cực của nam châm rồi quan sát lực tuyến. Năm 1820, khi người ta phát hiện ra một đường dây dẫn điện có từ tính, Michael Faraday đã đặt ra câu hỏi: Nếu dòng điện sinh ra từ trường thì tại sao từ trường lại không thể sinh ra dòng điện?

Từ đây, ông bắt tay vào các thí nghiệm để kiểm chứng và tìm ra sự cảm ứng điện. Sau đó, ông tiến thêm một bước nữa, dùng nam châm chế tạo một dòng điện liên tục. Với thành công của thí nghiệm này, Michael Faraday là người đầu tiên phát minh ra chiếc máy phát điện và bộ biến điện.

Faraday tiếp tục có những bước tiến mới, đặt nền móng vững chắc cho ngành công nghiệp mạ điện, điện phân, điện hóa. Những khái niệm về cực âm, cực dương, chất điện giải, cation, aniton mà ông đưa ra vẫn còn thông dụng ngày nay.

Ông còn đưa ra khái niệm đường lực từ sự giải thích cho các hiện tượng điện từ, chứng minh định luật bảo toàn điện tích, đưa ra khái niệm từ trường ánh sáng, phát hiện tính thuận từ và nghịch từ của vật chất...

20/3/1862 được ghi nhận là ngày cuối cùng trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của Michael Faraday. Trong cuốn sổ ghi chép về thực nghiệm của ông, người ta sửng sốt khi đọc được số thứ tự của thí nghiệm cuối cùng do ông thực hiện: 16.041.

Hãy làm việc ngay cả khi chưa thấy tia sáng nhỏ bé

Không chỉ có tầm ảnh hưởng rất lớn với nhân loại, Michael Faraday còn là tấm gương sáng cho nhiều thiên tài khoa học noi theo. Chính nhà bác học Albert Einstein thời đi học vẫn luôn treo hình của Faraday trong phòng học của mình giống như một thần tượng.

Trong những ngày tháng cuối đời, Faraday ốm nặng, mất trí nhớ và bị điếc. Nhìn ông trong tình trạng ấy, người ta vẫn cảm thấy như ông đang suy tưởng. Trong dòng nhật ký cuối cùng của đời mình, Faraday đã viết:

“Tôi thực sự luyến tiếc những năm tháng sống đầy hạnh phúc, trong niềm say mê làm việc và trong những ước mơ tìm đến những phát minh. Thật đáng buồn khi tôi biết mình sắp từ giã cõi đời và sẽ không bao giờ được trở lại ngày tháng sôi nổi.

Đối với bạn trẻ, tôi chỉ có một lời khuyên rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống: Hãy làm việc và suy nghĩ ngay cả khi chưa tìm thấy một tia sáng nhỏ bé, vì dù sao như vậy vẫn còn hơn là ngồi không”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà Vật lý học lỗi lạc, cha đẻ của cụm từ

Nhà Vật lý học lỗi lạc, cha đẻ của cụm từ "hạt của Chúa", đã qua đời ở tuổi 96

Suốt 7 năm qua, ông đã chống chọi với bệnh tật và với sức khỏe ngày một suy yếu. Thậm chí hồi năm 2015, ông còn phải bán đấu giá giải Nobel của mình để lấy 750.000 USD để trả viện phí.

Đăng ngày: 05/10/2018
Người đoạt giải Nobel bị Wikipedia từ chối lập trang vì không nổi tiếng

Người đoạt giải Nobel bị Wikipedia từ chối lập trang vì không nổi tiếng

Nhà nghiên cứu Canada Donna Strickland, phó giáo sư vật lý và thiên văn ở Đại học Waterloo, là một trong ba học giả đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018.

Đăng ngày: 05/10/2018
Có một nhà khoa học vô cùng trẻ tuổi

Có một nhà khoa học vô cùng trẻ tuổi

Điều xôn xao thứ nhất vì em còn rất trẻ, sinh năm 1997, nghĩa là năm nay mới vừa đúng 21 tuổi mà thông thường thì phải còn một năm nữa mới hoàn tất đại học.

Đăng ngày: 05/10/2018
Người phụ nữ thứ 5 giành Giải Nobel Hóa học trong lịch sử

Người phụ nữ thứ 5 giành Giải Nobel Hóa học trong lịch sử

Giáo sư Frances H. Arnold (người Mỹ) là người phụ nữ thứ 5 trong lịch sử giành giải thưởng Nobel Hóa học 2018.

Đăng ngày: 04/10/2018
Nhà khoa học duy nhất hai lần đoạt giải Nobel Vật lý

Nhà khoa học duy nhất hai lần đoạt giải Nobel Vật lý

John Bardeen bộc lộ năng khiếu từ nhỏ và góp phần tạo nên cuộc cách mạng trong công nghệ điện tử với những nghiên cứu xuất sắc.

Đăng ngày: 04/10/2018
Thông tin hiếm hoi về nhà khoa học nữ đầu tiên giành giải Nobel Vật lý sau 55 năm

Thông tin hiếm hoi về nhà khoa học nữ đầu tiên giành giải Nobel Vật lý sau 55 năm

Theo đài Sputnik, bà Donna Strickland là một nhà vật lý chuyên ngành laser làm việc tại Đại học Waterloo, bang Ontario, Canada.

Đăng ngày: 03/10/2018
Frizt Haber - Kẻ sát nhân nhận giải Nobel Hóa học

Frizt Haber - Kẻ sát nhân nhận giải Nobel Hóa học

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của giải Nobel, chưa lần nào Hội đồng thẩm định giải gặp phải sự phản ứng gay gắt của công luận như năm 1919, khi Fritz Haber, người Đức, được trao giải Nobel Hóa học.

Đăng ngày: 16/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News