Từ trường có lẽ đang làm chỗ dựa cho các cột sáng tạo

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã lập nên một bản đồ chi tiết về từ trường bên trong các cột trụ, trở nên nổi tiếng bởi một bức ảnh hình tượng năm 1995 từ Kính viễn vọng không gian Hubble.

Dữ liệu tiết lộ rằng từ trường chạy dọc chiều dài của mỗi cột trụ, vuông góc với từ trường bên ngoài. Theo nhà thiên văn học Kate Pattle và các đồng nghiệp cho biết trên Astrophysical Journal Letters ngày 10/6, kết cấu này có lẽ làm chậm lại sự phá hủy của các cột khí và bụi.

Từ trường có lẽ đang làm chỗ dựa cho các cột sáng tạo
Các cột sáng tạo có lẽ tiếp tục đứng sừng sững nhờ từ trường trong khu vực hình thành sao.

Khí bị ion hóa nóng được gọi là plasma bao quanh các cột trụ, nằm trong Tinh vân Đại bang cách Trái Đất khoảng 7.000 năm ánh sáng. Áp lực từ dòng khí plasma đó có thể khiến những cột trụ này thu hẹp vào giữa như một chiếc đồng hồ cát trước khi vỡ nát. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, tổ chức của từ trường trong các cột trụ có thể cung cấp một lực hướng ngoại kháng lại sự công kích dữ dội của plasma, ngăn các cột khỏi phân hủy.

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu ánh sáng phát ra từ các cột trụ, đo độ phân cực của nó – hướng lắc lư của các sóng điện từ của ánh sáng – nhờ sử dụng Kính viễn vọng James Clerk Maxwell ở Hawaii. Các hạt bụi trong các cột trụ được sắp xếp thẳng thành với nhau do từ trường. Những hạt thẳng hàng này phát ra ánh sáng phân cực, cho phép các nhà nghiên cứu truy ra hướng của từ trường ở các điểm khác nhau.

Từ trường có lẽ đang làm chỗ dựa cho các cột sáng tạo
Bản đồ từ trường trong các cột sáng tạo chỉ ra rằng từ trường có vẻ chạy theo hướng song song với mỗi cột - (Ảnh từ K. Pattle et al/Astrophysical Journal Letters 2018).

Koji Sugitani đến từ Đại học Thành phố Nagoya ở Nhật Bản cho biết: “Có ít các số đo rõ ràng về các từ trường trong những vật thể như cột trụ”. Để hiểu thấu đáo về sự hình thành những vật thể như này, cần quan sát nhiều hơn.

Nghiên cứu các vật thể nơi sinh ra các ngôi sao, như các cột trụ, có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn vai trò của từ trường trong việc hình thành sao. Pattle, đến từ Đại học Quốc lập Thanh Hoa ở Tân Trúc, Đài Loan cho biết: “Đây thật sự là một trong những câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Chúng tôi không biết rõ liệu từ trường có quan trọng hay không và, nếu có, chúng đang làm gì”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Sao Hỏa và Trái Đất sẽ ở khoảng cách gần nhất trong hơn một thập kỷ qua

Sao Hỏa và Trái Đất sẽ ở khoảng cách gần nhất trong hơn một thập kỷ qua

Theo tiết lộ của NASA, cư dân Trái Đất sẽ chỉ cần nhìn lên trời để chứng kiến cuộc gặp gỡ hiếm thấy khi Trái Đất đến gần sao Hỏa nhất trong 15 năm qua.

Đăng ngày: 19/06/2018
Sự sống ngoài hành tinh

Sự sống ngoài hành tinh "ẩn náu" trên các mặt trăng xa chúng ta?

Nhóm của giáo sư Kane đã xác định được 121 hành tinh khổng lồ có quỹ đạo nằm trong vùng có thể sống được của các ngôi sao của chúng.

Đăng ngày: 18/06/2018
Tàu NASA phát hiện điều bất thường này gần khí quyển Trái đất

Tàu NASA phát hiện điều bất thường này gần khí quyển Trái đất

Tàu vũ trụ Multospale (MMS) của NASA phát hiện hoạt động từ tính diễn ra bất thường trong vùng khí quyển gần Trái đất.

Đăng ngày: 18/06/2018
Bắt gặp cảnh tượng siêu hiếm trong vũ trụ: Hố đen siêu khổng lồ đang nuốt chửng một ngôi sao

Bắt gặp cảnh tượng siêu hiếm trong vũ trụ: Hố đen siêu khổng lồ đang nuốt chửng một ngôi sao

Hố đen vũ trụ - dành cho những ai chưa biết - là một vùng không thời gian có khối lượng khổng lồ, nhưng được nén vào một không gian rất hẹp.

Đăng ngày: 16/06/2018
Truyền giọng nói thiên tài vật lý Hawking vào không gian

Truyền giọng nói thiên tài vật lý Hawking vào không gian

Giáo sư Hawking qua đời hồi tháng Ba vừa qua tại nhà riêng ở Cambridge, Anh sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh teo cơ, hưởng thọ 76 tuổi.

Đăng ngày: 16/06/2018
Trong vũ trụ không truyền được âm thanh, vậy các nhà du hành nói chuyện kiểu gì?

Trong vũ trụ không truyền được âm thanh, vậy các nhà du hành nói chuyện kiểu gì?

Cuộc sống ngoài vũ trụ rất khác với những gì diễn ra trên Trái Đất. Ngay cả những việc vô cùng đơn giản như giao tiếp cũng cần những thiết bị hỗ trợ mới có thể thực hiện được.

Đăng ngày: 15/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News