Tuần sau chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng mưa sao băng
Đêm 28, rạng sáng ngày 29/7 (đêm thứ 5 rạng sáng thứ 6 tuần sau), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Delta Aquarids.
Một vệt sao băng Delta Aquarids trên bầu trời Borrego Springs, California, Mỹ. (Ảnh: Ineeddadrink).
Delta Aquarids là trận mưa sao băng trung bình, xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi Marsden và Kracht. Delta Aquarids xuất hiện trên bầu trời hằng năm từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 23 tháng 8, đạt cực đại vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29 tháng 7 với khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ.
Năm nay, trăng non đầu tháng sẽ lặn trước nửa đêm. Vì vậy, cơ hội quan sát mưa sao băng Delta Aquarids sẽ thuận lợi nếu thời tiết cho phép. Thời gian quan sát lý tưởng nhất là từ 0-2h rạng sáng ngày 29/7. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.
Người quan sát nên chọn khu vực tối, thoáng đãng, không bị hạn chế bởi ánh sáng và ô nhiễm không khí. Lưu ý, nên xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
