Từng có một nền văn minh ở Nam cực?

Một tấm bản đồ ra đời từ thế kỷ 16 đã vẽ lại chính xác bờ biển phía Bắc Nam cực, nhưng là khi nó chưa hề bị băng bao phủ. Làm sao con người có thể biết rõ lục địa này ở thời điểm họ chưa hề có dụng cụ đo đạc hiện đại như ngày nay? Phải chăng một nền văn minh xa xưa đã làm điều đó.

Liệu có tồn tại hay không một nền văn minh cổ ở Nam Cực?

Sự tồn tại của nền văn minh thời tiền sử ở Nam cực bắt đầu được các nhà sử học quan tâm từ sau Thế chiến II. Giả thuyết này có thể được chứng minh bởi các bản đồ thời trung cổ cùng nhiều cuộc nghiên cứu của các chuyên gia địa chất và địa lý.

Tháng 1/1820, đại úy Mikhail Lazarev thuộc Hạm đội hoàng gia Nga đã khám phá lục địa mới này. Vào đầu thế kỷ 20, bộ Từ điển bách khoa nổi tiếng của Nga Brockhaus and Efron có ghi một đề mục về Nam cực, theo đó lục địa này chưa được khảo sát đầy đủ và không có hệ động thực vật.

Từng có một nền văn minh ở Nam cực?
Tấm bản đồ của Piri Reis, chỉ rõ Nam Mỹ, bắc châu Phi và bờ biển phía bắc của Nam cực. (Ảnh: World-mysteries)

Năm 1929, người đứng đầu bảo tàng quốc gia Istanbul, Halil Edhem, tìm thấy một bản đồ cổ vẽ trên da linh dương trong khi xem xét lại thư viện của các hoàng đế Byzantine... Tác giả bản đồ mô tả rất kỹ bờ biển phía Bắc châu Phi, phía Nam của Nam Mỹ và bờ biển phía Bắc của Nam cực. Halil rất ngạc nhiên với khám phá này. Ông thấy trên bản đồ rìa băng Queen Maud Land ở vĩ tuyến 70 không có băng, mà thay vào đó là một dải núi... Tên của tác giả bản đồ này không xa lạ gì với Edhem. Đó là đô đốc Piri Reis, thuộc hạm đội của đế quốc Ottoman, sống vào nửa đầu thế kỷ 16.

Điều kỳ lạ không chỉ ở chỗ làm sao đô đốc Piri Reis có thể lập bản đồ chính xác về khu vực Nam cực từ 300 năm trước khi nó được phát hiện, mà câu hỏi tập trung vào việc tại sao tấm bản đồ thể hiện được vùng Nam cực từ khi vùng này chưa bị băng che phủ. Piri giải thích bên lề của bản đồ rằng ông đã dựa theo nhiều nguồn tài liệu cũ trước đây, một số thuộc về thời đại của ông, số khác có niên đại xa hơn, khoảng thế kỷ 4 trước Công nguyên. Một trong những tài liệu này có từ thời Alexander Đại đế. Theo bản đồ của Reis, phần ven biển của lục địa không phủ băng.

Năm 1949, một toán thám hiểm hỗn hợp Anh - Thuỵ Điển đã tiến hành thăm dò vùng cực Nam của lục địa qua lớp băng dày 1,6 km. Kết quả đã khẳng định phần bản đồ thể hiện vùng đất Queen Maud Land có độ chính xác tuyệt đối so với số liệu đo đạc bằng phương pháp địa chấn. Điều đó chứng tỏ vùng bờ biển này đã được vẽ lên bản đồ trước khi bị băng che phủ.

Điều trùng hợp là tấm bản đồ Piri Reis cũng được vẽ theo phương pháp phân định địa cầu theo kinh tuyến và vĩ tuyến. Nhưng theo lịch sử thì tấm bản đồ về trái đất đầu tiên theo phương pháp này do John Harrison, người Anh, vẽ từ năm 1761. Như vậy có phải từ hơn 6.000 năm trước người ta đã biết trái đất hình cầu?

Khoa học chính thống luôn cho rằng băng bao phủ bề mặt Nam cực có độ tuổi 1 triệu năm. Với toàn bộ phần phía Bắc của châu lục này được thể hiện như vậy trước khi băng bao phủ thì có thể suy ra là bản đồ được vẽ từ 1 triệu năm trước, nhưng điều này thật khó giải thích, bởi lúc đó con người còn chưa có mặt. Vậy liệu tấm bản đồ Piri Reis có được ghép từ sản phẩm của một nền văn minh mà ta chưa từng biết?

Từng có một nền văn minh ở Nam cực?

Trong cuốn sách Bản đồ về những đại dương cổ xuất bản năm 1979, giáo sư Charles Hapgood nhận định tấm bản đồ Piri Reis lấy nguồn tư liệu từ những tấm bản đồ của người Minoans và Phoenicians, những tộc người có nhiều nhà hàng hải giỏi. Những tấm bản đồ họ vẽ ra được lưu giữ trong thư viện Alexandria và Constantinople. Trong cuộc Thập tự chinh lần thứ 4 vào năm 1204, những tấm bản đồ đó được chuyển về châu Âu. Theo Hapgood thì trong số đó có cả những tấm bản đồ về châu Mỹ, Nam cực và biển Nam cực. Thật là kỳ diệu khi người xưa có thể vẽ ra Nam cực lúc nó chưa hề bị đóng băng. Và chuyện trở nên hấp dẫn bởi làm sao họ có thể đo đạc chính xác trên bản đồ đến vậy.

Từ câu chuyện về tấm bản đồ Piri Reis, người ta nêu lên giả thuyết rằng đã có những nền văn minh bị biến mất cùng với trình độ công nghệ phát triển khá cao. Năm 1953, một sĩ quan hải quân gửi tấm bản đồ này đến Trung tâm nghiên cứu bản đồ lục quân Mỹ. Kỹ sư trưởng của trung tâm cùng nhà nghiên cứu bản đồ cổ Arlington H. Mallery đo đạc và so sánh Piri Reis với những bản đồ hiện đại. Họ đi đến kết luận tấm bản đồ này có độ chính xác tuyệt đối mà chỉ có thể dùng phương pháp định vị qua vệ tinh để đo đạc mà thôi. Vậy ai là người đã vẽ bản đồ 6.000 năm trước để ông Piri Reis sử dụng làm cơ sở vẽ cho bản đồ của mình?

Có một giả thuyết cho rằng giữa thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 10 trước Công nguyên, một nền văn minh của loài người từng tồn tại trên hành tinh. Con người thời đó sở hữu kiến thức to lớn về hàng hải, nghiên cứu bản đồ, thiên văn... với trình độ không kém hơn so với nền văn minh thuộc thế kỷ 18. Người ta cho rằng đây là nền văn minh do loài người tạo dựng chứ không phải của người ngoài hành tinh. Nó có thể khởi phát trên bờ biển phía Bắc của Nam cực hoặc ở các quần đảo của lục địa này, vốn có khí hậu ôn hoà vào thời điểm đó. Sau đó, nền văn minh này có thể lấn chiếm sang vùng Đông Bắc lục địa Phi châu.

Nền văn minh chưa được biết này có thể đã biến mất do sự xâm lấn của băng, bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Một lý do khác của sự biến mất này có thể là cơn đại hồng thuỷ đưa đến ngập lụt kéo dài. Các thảm họa thiên nhiên như vậy có thể tàn phá toàn bộ nền văn minh sơ khai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News