Từng có nước uống được trên sao Hỏa
Những phân tích về mảnh đá do Opportunity phát hiện cho thấy khả năng từng có nước với độ pH trung tính trên hành tinh đỏ.
>>> Phát hiện bằng chứng nước từng chảy trên sao Hỏa
Ảnh do Robot Opportunity chụp trên bề mặt sao Hỏa
Robot thăm dò sao Hỏa cũ của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ Opportunity đã xác định phiến đá có chứa khoáng chất đất sét mang tên Esperance (Hy vọng) dẫn đến kết luận rằng nó đã từng tiếp xúc với nước có độ pH trung tính lâu dài trong quá khứ.
GS Steve Squyres thuộc ĐH Cornell giải thích rằng những bằng chứng cho thấy từng có nước trên sao Hỏa ở mức độ pH rất thấp, mang tính acid cao nhưng lần này thì khác. GS Squyres giải thích: “Khoáng chất đất sét chỉ được tạo thành ở nước có độ pH trung tính - dạng nước mà chúng ta có thể uống được. Dạng nước này thích hợp hơn với những hóa chất tiền sinh học - loại hóa chất có thể dẫn đến nguồn gốc sự sống”.
Phiến đá Esperance từng tiếp xúc với nước có độ pH trung tính lâu dài trong quá khứ
Đây được xem là phát hiện có ý nghĩa nhất của Opportunity trong 9 năm hoạt động. Opportunity cùng với robot thăm dò song sinh là Spirit đáp xuống sao Hỏa hồi tháng 1/2004 và từng phát hiện dấu vết nước trên sao Hỏa. Spirit ngưng hoạt động hồi năm 2010.
Opportunity vẫn vận hành bình thường và cùng phối hợp với Curiosity hồi tháng 8/2012 trong sứ mệnh thăm dò dự kiến 2 năm.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
