Tượng nhân sư 26 mét giúp "tái sinh" pharaoh của thành phố Vàng

Cặp tượng nhân sư khổng lồ vừa được khai quật tại Ai Cập mang chân dung chi tiết của pharaoh nổi tiếng Amenhotep III cùng bằng chứng về một nghi lễ cổ xưa hướng về thế giới người chết.

Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết, nhóm khảo cổ từ Ai Cập và Đức do tiến sĩ Horig Sorosian dẫn đầu đã tìm thấy những bức tượng khổng lồ, chìm trong nước ở khu vực "Ngôi đền triệu tuổi", một tòa nhà danh dự thuộc khu vực đền thờ Amenhotep III (Luxor, Ai Cập).


Tượng nhân sư (trái) và một bức tượng khác của Amenhotep III, nguyên vẹn hơn nhưng có thể kém chi tiết hơn so với nhân sư - (Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập)

Theo Daily Maill, các bức tượng có chiều dài lên đến 26 mét và mang chân dung chi tiết của vị pharaoh nổi tiếng mà việc phục chế ảo qua vi tính hứa hẹn sẽ đem đến bức chân dung hoàn hảo.

Amenhotep III trị vì Ai Cập khoảng 3.300 năm trước, là vị pharaoh đã khởi công xây dựng "Thành Phố Vàng" Akhetaten, còn gọi là Aten hoặc Amarna.

Amenhotep III vẫn trị vì ở Thebes nhưng sau đó con trai ông là Amenhotep IV đã dời đô về Thành Phố Vàng, một trung tâm công nghiệp và thương mại lớn thời cổ đại. Sau đó người cháu nội nổi tiếng của Amenhotep III là pharaoh Tutankhamun đã trở lại Thebes trong triều đại của mình, theo National Geographic.

Cùng với tượng nhân sư, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện 3 bức tượng gần như nguyên vẹn của nữ thần Sekhmet, vị thần đầu sư tử bảo vệ thần Mặt trời Ra. Họ cũng khai quật được một phần đại sảnh có dấu hiệu bị cướp phá bởi kẻ trộm mộ cổ đại. Các bức tường quanh sảnh, trang trí bằng các hình ảnh nghi lễ vẫn khá nguyên vẹn.


Một trong các bức tượng thần Sekhmet.

Bức tượng còn được khắc cổ tự "Người được yêu thương bởi Amun-Ra". Amun là vị thần có thể xuất hiện dưới nhiều hình dạng và là người bảo vệ cho thành đô Thebes.

Cặp tượng nhân sư khổng lồ còn là sự xác định về đường rước nơi tổ chức Lễ hội Thung lũng tươi đẹp hàng năm. Vào lễ hội, người thân sẽ đem đến các tặng vật và viếng thăm những người đã khuất. Lễ hội chỉ được tổ chức ở Thebes và cặp tượng nhân sư này được đặt ở ngay đầu đường rước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News