Tưởng vô dụng, nhưng hình như ruột thừa đóng vai trò rất quan trọng

Ruột thừa hóa ra không hề thừa thãi, mà đóng vai sinh học khá quan trọng trong cơ thể.

Cơ thể của chúng ta có nhiều bộ phận thực sự phải gọi là... vô dụng. Răng khôn là một ví dụ điển hình, và chắc chắn không thể thiếu ông ruột thừa.

Trên thực tế, ruột thừa là một bộ phận chẳng có vai trò gì, lại dễ viêm nhiễm, giống như một quả bom nổ chậm chực chờ phát nổ. Nhiều người thậm chí còn tìm cách cắt bộ phận thừa thãi này đi kể cả khi chưa mắc bệnh.

Tuy nhiên mới đây, theo một nghiên cứu từ ĐH Midwestern thì có vẻ như ruột thừa đóng vai trò quan trọng nào đó về mặt sinh học, vì loài người chưa sẵn sàng từ bỏ nó.

Tưởng vô dụng, nhưng hình như ruột thừa đóng vai trò rất quan trọng
Tại sao không bỏ ruột thừa?

Cụ thể, nhóm chuyên gia quyết định theo dõi nhiều thế hệ của trên 533 loài động vật. Họ quan sát xem ruột thừa có bao giờ mất đi hay xuất hiện trong các thế hệ sau không?

Kết quả, ruột thừa tái xuất ít nhất là 29 lần, thậm chí lên tới 41 lần trong toàn bộ hành trình tiến hóa của chúng. Chỉ có 12 lần hoàn toàn biến mất.

"Số liệu này là một bằng chứng vững chắc cho thấy tỉ lệ có ruột thừa lớn hơn nếu xét theo quy tắc tiến hóa chọn lọc" - nhóm chuyên gia phát biểu. "Chúng ta nhờ đó có thể loại bỏ giả thuyết ruột thừa là một bộ phận sót lại trong quá trình tiến hóa".

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã luôn tìm kiếm một tác dụng cụ thể của ruột thừa. Cho đến nay, bằng chứng thuyết phục nhất là ruột thừa giống như một nơi dự trữ lợi khuẩn, có thể ngăn một số vi khuẩn có hại xâm nhập.

Và nay, các chuyên gia đã tiếp cận ở một hướng khác và đã thu được hiệu quả. Theo các chuyên gia: "Ruột thừa gần như không bao giờ biến mất trong chuỗi tiến hóa một khi nó đã xuất hiện"."vô dụng", nhưng cơ thể chưa khi nào chối bỏ nó, dù cho cái giá phải trả là quá đắt.

Ghi nhận từ nhóm nghiên cứu cho thấy rằng những sinh vật có ruột thừa thường có cả mật độ tập trung tế bào lymphoid (bạch huyết bào) - cũng chính là kháng thể - trong manh tràng. Điều đó chứng tỏ, ruột thừa có một vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch của sinh vật.

Tưởng vô dụng, nhưng hình như ruột thừa đóng vai trò rất quan trọng
Ruột thừa có một vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch của sinh vật.

"Thực ra mối liên hệ giữa ruột thừa và bạch huyết trong manh tràng đã từng được đưa ra tranh luận, nhưng đây là lần đầu tiên nó được xác nhận bằng các số liệu cụ thể" - nhóm trả lời.

Nghiên cứu hiện vẫn còn rất nhiều điều phải làm trước khi chính thức đưa ra kết luận. Từ giờ cho đến lúc đó, hãy cứ để cho bộ phận thừa thãi đáng thương của chúng ta được yên đi.

Nghiên cứu được công bố trên trang Comptes Rendus Palevol.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên

Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?

Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Đăng ngày: 13/01/2017
Chỉ bằng một chén nước mắm, biết ngay bún bạn ăn có an toàn không

Chỉ bằng một chén nước mắm, biết ngay bún bạn ăn có an toàn không

Bún là một loại thức ăn rất quen thuộc và phổ biến, thế nhưng bún lại khó bảo quản. Vì thế, nhiều cơ sở đã sản xuất bún có chứa hóa chất để tăng thêm lợi nhuận. Giữa việc bún sạch và bún nhiễm độc lẫn lộn, một chén nước mắm có thể giúp ta nhận biết được loại bún mình đang sử dụng là an toàn hay không.

Đăng ngày: 13/01/2017
Phát triển thành công tim con người từ tế bào gốc, đập như bình thường

Phát triển thành công tim con người từ tế bào gốc, đập như bình thường

Một nhóm nhà khoa học từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Y Harvard đã sử dụng tế bào da người trưởng thành để tái tạo mô tim hoạt động chức năng.

Đăng ngày: 13/01/2017
Linh cảm bất ngờ của cậu bé có cuộc đời ngắn ngủi 11 ngày khiến bao người rơi lệ

Linh cảm bất ngờ của cậu bé có cuộc đời ngắn ngủi 11 ngày khiến bao người rơi lệ

Phản ứng của cậu bé William Brentlinger mắc dị tật tim bẩm sinh ra đi khi mới 11 ngày tuổi trong những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời em cùng cô em gái song sinh khiến bao người bất ngờ và xót xa.

Đăng ngày: 13/01/2017
Tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều

Tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều

Xác suất của việc “đơm hoa nở nhụy” giữa tinh trùng và trứng thường diễn ra vào những ngày rụng trứng. Tuy nhiên, làm thế nào để tính được ngày rụng trứng trong khi chu kỳ kinh nguyệt lại không đều? Lúc nào là thời kỳ dễ thụ thai?

Đăng ngày: 12/01/2017
Phạt đứng góc hay úp mặt vào tường ảnh hưởng đến não bộ của trẻ?

Phạt đứng góc hay úp mặt vào tường ảnh hưởng đến não bộ của trẻ?

Các chuyên gia giáo dục đang thách thức phương pháp dạy con time-out, dạy con không bạo lực như đứng góc hay úp mặt vào tường.

Đăng ngày: 12/01/2017
Những điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể khi chìm sâu vào giấc ngủ

Những điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể khi chìm sâu vào giấc ngủ

Giấc ngủ là một trong những nhu cầu cơ bản của cơ thể đồng thời cũng là thời gian thư giãn tuyệt vời nhất trong cuộc đời mỗi người.

Đăng ngày: 12/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News