Tuyết nhuốm màu đỏ như máu bao phủ sa mạc Sahara
Những đụn cát trên sa mạc Sahara phủ lớp tuyết dày với những vệt đỏ loang lổ sau trận bão tuyết, tạo nên khung cảnh như ở thế giới khác.
Tuyết nhuốm màu đỏ của cát bao phủ khắp sa mạc Sahara. (Ảnh: Daily Star).
Người dân sống ở thị trấn Ain Sefra thuộc Algeria trải qua trận bão tuyết lớn khiến toàn bộ lớp cát đỏ phủ đầy tuyết trắng xóa. Tuyết dày lẫn với cát tạo nên những vệt đỏ kéo dài, giống như khung cảnh bãi chiến trường sau trận chiến đẫm máu, Daily Star đưa tin.
Thị trấn được mệnh danh "Cửa ngõ vào sa mạc" không có tuyết rơi suốt gần 40 năm cho đến khi tuyết xuất hiện trở lại vào năm 2017. Các nhiếp ảnh gia đổ xô đến đây chụp ảnh người dân địa phương khám phá cảnh tượng khác thường, một số người thậm chí còn trượt tuyết trên những đụn cát.
Thông thường, nhiệt độ trong khu vực lên tới 37 độ C vào mùa hè, nhưng hôm 5/2, nền nhiệt chỉ ở mức -1,1 độ C. Các loài thực vật trên sa mạc oằn mình trong điều kiện rét mướt. Ain Sefra nằm ở độ cao khoảng 1.000 mét so với mực nước biển, bao quanh là dãy Atlas. Sa mạc Sahara bao phủ phần lớn Bắc Phi. Lần đầu tiên tuyết rơi ở đây là ngày 18/2/1979 nhưng chỉ kéo dài nửa tiếng. Sa mạc Sahara ngày nay rất khô cằn nhưng các chuyên gia dự đoán vùng đất sẽ xanh tươi trở lại trong khoảng 15.000 năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thế giới.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
