Úc lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới
Giống chuối biến đổi gene có tên khoa học QCAV-4, được lai tạo nhằm tăng cường khả năng kháng lại dịch Panama - vốn tàn phá nghiêm trọng ngành sản xuất chuối Cavendish toàn cầu trong thập kỷ qua.
Cơ quan tiêu chuẩn về thực phẩm Úc và New Zealand (FSANZ) đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về một loại chuối biến đổi gene do các nhà khoa học Úc lai tạo.
Giáo sư Dale bên cây chuối Cavendish (phải) và cây chuối dại (trái) - (Ảnh: foodanddrinkbusiness.com.au).
Đây là giống chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới và là kết quả của một dự án kéo dài 20 năm do các nhà khoa học của Đại học Công nghệ Queensland (QUT) thực hiện.
Đơn xin cấp phép đã được trình lên FSANZ vào tháng 5 vừa qua. Tiến sĩ Sandra Cuthbert - giám đốc điều hành FSANZ - cho biết đây là trái cây biến đổi gene nguyên quả đầu tiên mà FSANZ xem xét.
Nếu được phê duyệt, đây sẽ là lần đầu tiên chuối biến đổi gene được chấp thuận trên thế giới và là loại trái cây biến đổi gene đầu tiên của Úc được đưa vào trồng trọt và tiêu thụ.
Giống chuối biến đổi gene có tên khoa học là QCAV-4, được các nhà khoa học lai tạo nhằm tăng cường khả năng kháng lại dịch Panama, một loại dịch trên chuối đã tàn phá nghiêm trọng ngành sản xuất chuối Cavendish toàn cầu trong thập kỷ qua.
Theo giáo sư James Dale tại Đại học Công nghệ Queensland (QUT), dịch Panama do một loại nấm trong đất gây ra. Loại nấm này phát triển và xâm nhập vào thân chuối, làm tổn hại các mô mạch của chuối khiến lá cây chuyển sang màu vàng rồi héo và chết. Loại nấm này đã được phát hiện ở cả vùng lãnh thổ phía bắc Úc và bang Queensland.
Cũng theo giáo sư Dale, loại nấm trên có thể lây lan từ quốc gia này sang quốc gia khác do xu thế toàn cầu hóa. Úc may mắn đã áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học khiến loại nấm này lây lan khá chậm, nhưng tình hình đang khó kiểm soát ở các quốc gia như Philippines và Trung Quốc.
Ông cho biết thêm dịch bệnh đã lan sang Nam Mỹ, Colombia, Venezuela và có thể sẽ lan sang Ecuador - quốc gia xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới.

Thảm họa sau động đất lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ: Hàng triệu con sâu róm đổ bộ, hình ảnh khiến ai cũng "rùng mình"
Sau trận động đất lịch sử ngày 6/2 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ - đất nước bị ảnh hưởng mạnh nhất vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả sau đó.

"Lúa ma" xuất hiện ở Hà Nam do lai tạp giống
Các nhà khoa học nhận định, hiện tượng lúa ma xuất hiện có thể do giống bị thoái hóa, lẫn lúa dại và kỹ thuật canh tác, làm đất.

Marimo: Loài tảo cầu cực kì "đáng yêu" đang được giới trẻ yêu thích hiện nay là gì?
Tảo cầu hay còn gọi là Marimo, bóng hồ, bóng rong biển, tên khoa học là Aegagropila linnaei, là một loại tảo thường được tìm thấy ở bắc của bán cầu Bắc.

Côn trùng khổng lồ kỷ Jura được tìm thấy ở siêu thị Walmart
Loài bọ cánh cứng khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng ở miền đông Hoa Kỳ nhưng được phát hiện vẫn còn sống sót.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...
