Ứng dụng điện thoại giúp chẩn đoán bệnh viêm tai giữa tại nhà

Viêm tai, hay nhiễm trùng tai là một trong những vấn đề sức khỏe đầu tiên mà con bạn gặp phải khi sinh ra. Cho đến năm ba tuổi, hầu hết những đứa trẻ đều bị viêm tai ít nhất một lần. Tình trạng nhiễm trùng này thường gây ra sự tích tụ chất lỏng trong tai, được các bác sĩ chẩn đoán là viêm tai giữa chảy mủ.

Mặc dù hầu hết các ca viêm tai nhẹ đều có thể tự khỏi, nhưng nếu tái phát nhiều lần hoặc tai bị chảy dịch mạn tính có thể khiến trẻ đau nhức hoặc thậm chí dẫn đến các biến chứng nặng như mất thính giác.

Vì vậy, việc phát hiện và điều trị viêm tai cần được thực hiện nhanh chóng và triệt để. Tại phòng khám, các bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị đo nhĩ lượng để chẩn đoán viêm tai cho trẻ. Thiết bị cho độ chính xác tới 80-90%, tuy nhiên lại khá cồng kềnh, đắt tiền và phải được cấp phép y tế.

Để khắc phục các bất tiện này, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đã phát triển một ứng dụng điện thoại cho phép các bậc cha mẹ tự phát hiện bệnh viêm tai cho con mình. Ứng dụng sử dụng loa và microphone của điện thoại thông minh, phát âm thanh vào bên trong tai và thu lại sóng phản xạ tương tự như máy đo nhĩ lượng tại phòng khám.

Các nhà nghiên cứu cho biết ứng dụng của họ là một giải pháp giá rẻ, dễ sử dụng vì thuận tiện, thậm chí còn có độ chính xác tương đương nếu không muốn nói là cao hơn cả thiết bị y tế chuyên dụng.

Nghiên cứu về ứng dụng này vừa được công bố trên tạp chí Khoa học Y học.

Ứng dụng điện thoại giúp chẩn đoán bệnh viêm tai giữa tại nhà
Ứng dụng điện thoại giúp 
chẩn đoán bệnh viêm tai giữa tại nhà.

Ứng dụng mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington tạo ra có tên là EarHealth. Nó hướng dẫn bạn gấp một mảnh giấy và kẹp vào phần loa điện thoại thông minh. Sau đó, ứng dụng được bật lên sẽ phát ra những âm thanh truyền vào ống tai giữa rồi dội lại ra ngoài.

Trên đường đi của chúng, các sóng âm phản xạ tiếp tục giao thoa với những sóng phát ra từ loa điện thoại. Mô hình giao thoa này được ứng dụng ghi lại bằng microphone rồi được phân tích, tính toán để phát hiện ra lượng chất lỏng trong tai.

"Nó giống như khi bạn gõ lên một ly rượu", Paul Chan, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Washington cho biết. "Tùy thuộc vào chiếc ly đang rỗng không hay được rót đầy một nửa, bạn sẽ nghe thấy những âm thanh khác nhau. Ứng dụng của chúng tôi cũng hoạt động trên cùng một nguyên tắc".

EarHealth đã được Chan và nhóm của ông thử nghiệm ở Bệnh viện Nhi Seattle, với những đứa trẻ nhỏ nhất từ 18 tháng tuổi cho đến cả những trẻ đã thành niên 17 tuổi. Kết quả của thử nghiệm được so sánh với thiết bị đo nhĩ lượng chuyên dụng, sau đó, quay ngược trở lại để tinh chỉnh độ chính xác của EarHealth.

"Các công cụ sàng lọc hiện nay không dễ gì phát hiện được dịch mủ chảy ra từ tai giữa. Thực sự mà nói, cách duy nhất để bạn có thể chắc chắn 100% là phẫu thuật, rạch vào màng nhĩ và hút dịch mủ ra ngoài", Chan nói.

Nhưng trong nghiên cứu sơ bộ của ông, ứng dụng EarHealth đã có thể phát hiện ra dịch mủ trong tai giữa với độ chính xác 85%. Sau khi tinh chỉnh, độ chính xác của nó còn gia tăng hơn nữa. 

Chan đã thử nghiệm EarHealth trên 15 trẻ sơ sinh từ 9-18 tháng tuổi. Trong đó, ứng dụng đã phát hiện cả 5/5 đứa trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ, 9/10 trẻ không gặp phải tình trạng này. Chỉ có 1 trẻ không chảy mủ tai giữa nhưng bị chẩn đoán nhầm.

Để kiểm tra trong điều kiện thực tế, nhóm của Chan đã hướng dẫn 25 bậc cha mẹ sử dụng ứng dụng EarHealth để kiểm tra tai cho con mình. Kết quả cho thấy họ thực hành các thao tác rất thành thạo, và ứng dụng cũng đạt tới độ chính xác cao tương đương với các bác sĩ.

Điều này chứng tỏ các bậc cha mẹ không gặp rắc rối gì  khi sử dụng ứng dụng bên ngoài môi trường y tế. Và quan trọng nhất, những đứa trẻ trong tất cả các thử nghiệm này phản ứng rất ngoan khi cha mẹ đặt điện thoại với cái phễu giấy trên tai chúng.

"Những âm thanh mà EarHealth phát ra khá dễ chịu. Thật thú vị, khi chúng tôi bật chúng lên và ghé vào tai những đứa trẻ trong bệnh viện, chúng còn đáp lại bằng những nụ cười. Hóa ra âm thanh đó còn có tác dụng làm dịu", Chan nói.

Ứng dụng điện thoại giúp chẩn đoán bệnh viêm tai giữa tại nhà
EarHealth đem lại sự thoải mái cho những đứa trẻ sử dụng nó.

Nói về tiềm năng ứng dụng của EarHealth, Chan cho biết lý tưởng nhất, nó sẽ trở thành một công cụ chẩn đoán tại nhà giúp các bậc cha mẹ phát hiện sớm và kịp thời bệnh viêm tai ở con mình. Điều này sẽ cho phép những đứa trẻ được thoải mái hơn và không cần đến bệnh viện khi không cần thiết.

Ngoài ra, tại một số nước kém phát triển và khu vực vùng sâu vùng xa không có điều kiện lắp đặt máy móc y tế hiện đại, EarHealth cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán tốt hơn. Ứng dụng này cho độ chính xác tương đương với các máy đi nhĩ lượng đắt tiền, và vượt xa các bác sĩ chỉ chẩn đoán bằng mắt thường.

"Ngay cả ở các nước đang phát triển, điện thoại thông minh đang trở thành một công cụ hết sức phổ biến. Vì vậy, nếu ứng dụng này có thể cung cấp cho bác sĩ những chẩn đoán có độ chính xác tương đương với máy chuyên dụng, điều đó thực sự có thể thay đổi cách quản lý viêm tai giữa trên quy mô toàn cầu", Chan nói.

Hiện ông và các đồng tác giả nghiên cứu đã thành lập một công ty start-up có tên là Edus Health để thương mại hóa ứng dụng của họ. Chan chia sẻ rằng từ giờ đến cuối năm, ông sẽ nộp đơn cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để thông qua ứng dụng EarHealth như một thiết bị y tế. 

Edus Health cũng đang hợp tác với các bác sĩ ở nhiều quốc gia đang phát triển, với hi vọng sẽ phổ biến được ứng dụng của mình ra toàn cầu, đặc biệt là những nơi cần nó nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hướng dẫn đồng bộ dữ liệu Chrome trên nhiều thiết bị

Hướng dẫn đồng bộ dữ liệu Chrome trên nhiều thiết bị

Nếu bạn chuyển giữa các thiết bị hoặc máy tính khác nhau, hẳn bạn rất khó chịu khi dự liệu trình duyệt của mình bị khóa trong khi chuyển thiết bị.

Đăng ngày: 15/05/2019
Định luật Moore: 50 năm dẫn đường cho nhân loại

Định luật Moore: 50 năm dẫn đường cho nhân loại

Bạn có biết rằng, nếu không có Định luật Moore, thế giới của ngày hôm nay sẽ không có smartphone và thậm chí cũng không có... Internet?

Đăng ngày: 15/05/2019
Hướng dẫn sử dụng Google Assistant Tiếng Việt

Hướng dẫn sử dụng Google Assistant Tiếng Việt

Google Assistant đã chính thức hỗ trợ tiếng Việt nhưng do mới được triển khai tại thị trường nước ta nên cô trợ lí này vẫn chưa sở hữu đầy đủ các tính năng như các thị trường khác (ví dụ như khởi động Google Assistant bằng cách nói “OK Google” mà không cần nhấn phím Home).

Đăng ngày: 13/05/2019
Sự hình thành và phát triển của Wifi

Sự hình thành và phát triển của Wifi

Sự ra đời của Wi-Fi, mạng kết nối Internet không dây, là một bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin.

Đăng ngày: 25/04/2019
1 inch bằng bao nhiêu cm?

1 inch bằng bao nhiêu cm?

Tuy không phổ biến tại Việt Nam nhưng đơn vị inch cũng liên quan nhiều tới công việc, học tập của nhiều người vì vậy việc biết được 1 inch bằng bao nhiêu cm, mm, m và các đơn vị đo chiều dài khác sẽ giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt được thông tin hơn.

Đăng ngày: 20/04/2019
Tại sao internet đôi lúc đột ngột mất kết nối?

Tại sao internet đôi lúc đột ngột mất kết nối?

Đã bao lần, biểu tượng cảnh báo màu vàng nhỏ và dòng chữ “No internet access” khiến chúng ta phải khốn đốn: không thể gửi tài liệu đúng hạn, dang dở một bộ phim đến hồi cao trào, hay ngắm nhìn cầu thủ ở đang đứng yên chỉ vì… mất kết nối. Vậy, tại sao Internet đôi khi lại “trở chứng” như vậy?

Đăng ngày: 01/04/2019
Cách tăng dung lượng ổ C trên Windows 10, 8, 7...

Cách tăng dung lượng ổ C trên Windows 10, 8, 7...

Áp dụng 2 cách dưới đây, bạn sẽ làm tăng dung lượng ổ C trên máy tính mà không làm ảnh hưởng dữ liệu đang có.

Đăng ngày: 28/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News