Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm

Uống nước ngay sau khi ăn là thói quen vô cùng phổ biến. Thế nhưng, thói quen tưởng đơn giản này có thực sự tốt không hay lại gây ra những nguy cơ cho sức khỏe? 

Hầu hết chúng ta đều có thói quen uống một ít nước sau khi vừa kết thúc một bữa ăn với suy nghĩ rằng nước giúp toàn bộ thức ăn trôi xuống và làm sạch khoang miệng.

Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên mọi người nên uống đủ nước, khi cơ thể cần là uống. Nhưng có một số thời điểm nhất định, chúng ta tránh tiêu thụ nước. Và một trong những thời điểm đó chính là ngay sau khi chúng ta vừa ăn xong.

Ngay lúc này, trong đầu nhiều người sẽ xuất hiện câu hỏi: Tại sao lại như thế?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chúng ta nên tránh việc uống nước trước, trong và sau khi ăn. Mọi người nên đợi ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước.

Bởi vì cơ thể mất khoảng 2 tiếng để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn đi qua thực quản rồi đến dạ dày, sau đó đến đại tràng trước khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

1. Đầy hơi

Để tiêu hóa thức ăn, cơ thể cần có một tỷ lệ chất lỏng - rắn nhất định. Sự cân bằng này sẽ bị ảnh hưởng khi bạn uống nước ngay lập tức khi vừa kết thúc một bữa ăn vì thói quen này có thể làm giảm thời gian và quá trình tiêu hóa thức ăn.

Điều này làm bạn cảm thấy đói nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calorie hơn, làm tăng nguy cơ bị đầy hơi.

Vì vậy, các chuyên gia đề nghị bạn nên chờ khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Trong khoảng thời gian này, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu hóa tiếp theo, việc uống nước sẽ không làm xáo trộn quá trình tiêu hóa.

Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm

2. Ợ chua và ợ nóng

Uống nước ngay sau khi ăn cũng sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các enzyme cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa đồng thời làm giảm quá trình bài tiết của những enzyme đó, dẫn tới tình trạng gia tăng lượng acid dạ dày. Và đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ nóng và ợ chua.

Hơn nữa, sau khi ăn no mà bạn uống quá nhiều nước sẽ làm dạ dày căng đầy tạo cảm giác rất nặng nề, tức bụng, mệt mỏi và khó chịu.

3. Cơ thể hấp thu ít chất dinh dưỡng hơn

Trong khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ hấp thụ một số chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, uống nước ngay sau mỗi bữa ăn sẽ khiến cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này ít hơn.

Thói quen uống nước sau khi vừa ăn xong không chỉ ảnh hưởng tới tiêu hóa mà còn làm giảm chất lượng của thực phẩm mà chúng ta vừa ăn xong.

Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm

4. Nguy cơ béo phì

Một hậu quả về lâu về dài nữa mà không thể không nói đến là uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Xét ở một khía cạnh, nước làm giảm quá trình tiêu hóa, dẫn đến rất nhiều thức ăn chưa được tiêu hóa còn sót lại trong hệ thống ruột.

Glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết sẽ được lưu trữ và được chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể. Do đó, glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó dần dẫn tới bệnh tiểu đường.

Ngoài 2 bệnh trên, thói quen uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nồng độ acid uric, cholesterol xấu LDL và triglycerid.

Những lưu ý khi uống nước liên quan đến bữa ăn

  • Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn nên tránh uống quá nhiều nước vào trước, trong hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Thời điểm lý tưởng nhất để uống nước là 30 phút trước và sau khi ăn. Thói quen này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
  • Nếu khát, bạn chỉ nên uống 1 ngụm nước nhỏ trong bữa ăn, điều này sẽ giúp bôi trơn đường tiêu hóa và làm mềm thức ăn nên thức ăn sẽ được tiêu hóa dễ dàng.

6 thời điểm uống nước vào còn độc hơn cả thuốc

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn cạp nia tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.

Đăng ngày: 19/09/2020
Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Sau nhiều tháng nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, quan chức ở Michigan, Mỹ phải căng mình chống lại căn bệnh khác có khả năng gây tử vong cao hơn: viêm não ngựa miền Đông (EEE).

Đăng ngày: 19/09/2020
25 năm tiến bộ về vaccine đã bị đại dịch xóa sạch chỉ trong 25 tuần

25 năm tiến bộ về vaccine đã bị đại dịch xóa sạch chỉ trong 25 tuần

Trong nhiều thập kỷ, mọi người trên khắp thế giới ngày càng trở nên giàu có và khỏe mạnh hơn. Số người sống với mức ít hơn 1,9 USD/ngày đã giảm dần qua từng năm, cho đến năm nay.

Đăng ngày: 17/09/2020
5 loại rau chứa cả

5 loại rau chứa cả "tổ" ký sinh trùng bạn cần biết

Ăn rau thường xuyên rất tốt cho việc bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, 5 loại rau này vốn là "tổ ấm" của nhiều ký sinh trùng.

Đăng ngày: 17/09/2020
Khoa học tìm ra cách uống bia rượu không bị nôn nao, chóng mặt, đau đầu

Khoa học tìm ra cách uống bia rượu không bị nôn nao, chóng mặt, đau đầu

Cách nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc bổ sung hợp chất chứa L-cysteine có thể giảm đáng kể các triệu chứng xuất hiện sau khi uống rượu, bia.

Đăng ngày: 16/09/2020
Nhịn ăn trước khi chạy bộ là sai lầm

Nhịn ăn trước khi chạy bộ là sai lầm

Tập luyện khi đói được nhiều người áp dụng vì họ cho rằng phương pháp này giúp giảm cân nhanh.

Đăng ngày: 15/09/2020
6 loại rau, hạt chứa nhiều protein hơn cả thịt

6 loại rau, hạt chứa nhiều protein hơn cả thịt

Mỗi khi nhắc đến protein, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các loại thịt mà không biết rằng thực vật cũng là một nguồn protein rất dồi dào, thậm chí có không ít rau củ chứa lượng protein nhiều hơn thịt.

Đăng ngày: 15/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News