Uống nước từ vật dụng quen thuộc này bẩn chẳng kém bệ bồn cầu
Nói 1 con người liếm bệ bồn cầu là việc bẩn không thể nào chấp nhận nổi, thế nhưng bạn có thể đang vô tư làm điều đó mỗi ngày, qua đường... uống nước.
Cơ thể chúng ta 70% là nước! Uống nước là việc tối quan trọng với sự sống! Và nhiều người bảo đảm điều này bằng cách trữ nước trong chai nhựa tiện lợi để bên mình.
Bạn đừng chối việc bản thân từng hoặc vẫn đang uống nước trực tiếp từ chai nhựa, khi hết nước thì lại làm đầy để uống tiếp. Trong hầu hết trường hợp, việc làm này tiết kiệm thời gian và đỡ nỗi lo rơi vỡ - và vì nó không rơi vỡ nên còn được thêm ưu điểm tiết kiệm, có thể dùng từ ngày này sang ngày khác, đến lúc chán rồi cũng vẫn chưa hỏng. Nhưng xin thưa, bớt nỗi lo này thì xuất hiện nỗi lo khác còn kinh khủng hơn: các nhà khoa học đã phát hiện thấy rằng những chai nước mà bạn đang dùng đó có thể chứa lượng vi trùng, vi khuẩn nhiều chẳng kém gì bồn cầu!
Vậy nên, việc bạn tu từ chai nhựa, theo một cách nào đó, không khác gì hành động liếm bệ bồn cầu cả nhé!
Số lượng vi khuẩn lớn nhất tìm thấy trong một chai nước lên đến hơn 900.000 đơn vị cụm khuẩn/1cm vuông.
Thử nghiệm được thực hiện bằng cách làm đầy lại những chai nhựa đựng nước đã được một vận động viên sử dụng trong một tuần, con số kết quả thu được và cung cấp cho tờ Metro cho thấy một điều kinh khủng: số lượng vi khuẩn lớn nhất tìm thấy trong một chai nước lên đến hơn 900.000 đơn vị cụm khuẩn/1cm vuông - tức nhiều hơn cả một bệ bồn cầu bình thường. Lượng vi khuẩn kinh khủng này đến từ nguyên nhân chính là chúng ta không vệ sinh chai nước đúng cách - không loại trừ nguyên nhân do chúng thường không được thiết kế để vệ sinh và sử dụng lại.
Và thế chưa phải đã là tệ nhất, vì các nhà nghiên cứu thấy rằng đến 60% số vi khuẩn này có khả năng gây bệnh, có nghĩa nếu bạn không khỏe, có thể bạn đã vừa tìm ra được nguyên nhân rồi đấy!
Thật ra, đây có lẽ cũng chẳng phải lần đầu bạn được cảnh báo về sự ghê gớm của việc sử dụng chai nhựa đựng nước dùng đi dùng lại, nhưng nếu những con số tái chế hay việc phải làm vệ sinh chưa đủ khiến bạn quan tâm và thay đổi, chắc chắn việc "liếm bệ bồn cầu" này đã là quá đủ rồi, phải không nào?
Vậy nên từ nay về sau, nếu quyết định dùng chai tiện lợi, bạn hãy chọn loại chai bằng thép không gỉ. Trong trường hợp không có nhu cầu di chuyển, tốt hơn hết bạn hãy dùng cốc thủy tinh hay cốc sứ để uống nước, vừa dễ vệ sinh hơn vừa tạo điều kiện cho bạn đứng lên, đi lại vận động cho giãn người, giảm cân. Và nhớ: dù bạn chọn sử dụng loại vật dụng nào, cũng hãy nhớ vệ sinh nó đúng cách và thường xuyên mỗi ngày!

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc
Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?
