Vắc xin ngừa sốt rét đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng tại Châu Phi

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) vừa chấp thuận việc đưa vào sử dụng tại châu Phi loại vắcxin phòng sốt rét đầu tiên trên thế giới có tên gọi Mosquirix.

Vắc xin ngừa sốt rét đầu tiên trên thế giới

Loại vắc xin phòng bệnh sốt rét đầu tiên trên thế giới, có tên gọi là Mosquirix hay RTS,S. Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu đã chấp nhận việc đưa vào sử dụng tại châu phi loại vắc xin này sau khi có những đánh giá tích cực về kết quả của quá trình thử nghiệm tiêm Mosquirix đối với hàng chục nghìn trẻ em tại 7 nước châu Phi từ năm 1998.

Mosquirix phát huy tác dụng tốt nhất đối với trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 tháng tuổi - đối tượng được tiêm 3 liều vắc xin trong 3 tháng khác nhau và được tiêm mũi nhắc lại khi bước sang giai đoạn 20 tháng tuổi. Cũng với nhóm tuổi này, việc tiêm Mosquirix đã giúp giảm tới 1/3 các trường hợp mắc sốt rét nặng trong vòng 4 năm.

Mosquirix do hãng dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (gọi tắt GSK) điều chế và sản xuất, với sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates. Mosquirix là vắc xin đầu tiên có tác dụng chống tác nhân gây sốt rét ở người và đặc biệt được điều chế dành riêng cho trẻ em ở châu Phi. Đây có thể là loại vắc xin sốt rét đầu tiên được cấp phép sử dụng.

Ông Andrew Witty, Giám đốc điều hành GSK cho biết: “Đây là loại vắc xin đầu tiên trên thế giới chống lại bất cứ loại sinh vật ký sinh nào. Nó không chỉ là vắc xin đầu tiên chống sốt rét. Trước đây nó chưa từng được thực hiện. Và cách đây 10 năm, các quan điểm khoa học vẫn cho rằng, đó là một nhiệm vụ bất khả thi”.

Đầu năm nay, một thử nghiệm lâm sàng tại 7 nước châu Phi đã cho kết quả vừa khả quan vừa đáng thất vọng.

Vắc-xin có tác dụng bảo vệ hiệu quả nhất trên đối tượng trẻ em từ 5-17 tháng tuổi được tiêm 3 liều vắc-xin cách nhau 1 tháng cộng 1 liều tăng cường vào lúc 20 tháng tuổi. Ở nhóm đối tượng nghiên cứu này, số trường hợp mắc sốt rét nghiêm trọng giảm 1/3 trong vòng 4 năm.

Tuy nhiên, theo thời gian, hiệu quả của vắc-xin giảm dần, khiến cho mũi tăng cường trở nên vô cùng cần thiết. Nếu không tiêm mũi tăng cường này, tỉ lệ mắc sốt rét nghiêm trọng sẽ không giảm trong thời gian thử nghiệm.

Một kết quả đáng thất vọng khác là vắc-xin không bảo vệ hiệu quả đối tượng trẻ em nhỏ tuổi hơn khỏi việc mắc sốt rét nghiêm trọng.

Điều này đặt WHO vào tình huống khó xử khi quyết định có nên triển khai vắc-xin Mosquirix đại trà hay không, bởi vắc-xin gần như không hiệu quả như giới khoa học kỳ vọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News