Vài điều thú vị về Nhật thực
Một vài điều thú vị về nhật thực có thể bạn chưa biết, đó là những con số và sự kiện thú vị sau đây:
- Thời gian nhật thực toàn phần dài nhất là 7 phút 30 giây
- Tại Bắc và Nam cực không bao giờ thấy nhật thực toàn phần mà chỉ một phần.
- Nhật thực giống hệt nhau (kể cả một phần, vành khuyên và toàn phần) cứ 18 năm 11 ngày (6.585,32 ngày) sẽ xảy ra một lần (gọi là chu kỳ Saros).
- Nhật thực bắt đầu lúc mặt trời mọc ở một điểm nào đó trên lộ trình của nó và kết thúc lúc mặt trời lặn tại điểm cách điểm ban đầu khoảng nửa vòng Trái đất.
![]() |
Bóng của ngọn tháp một thánh đường Hồi giáo được phản chiếu khi nhật thực một phần xảy ra ở Yinchuan, thủ phủ khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc (Ảnh: Xinhua) |
- Có ít nhất 2 lần nhật thực trong một năm ở một nơi nào đó trên Trái đất.
- Nhật thực toàn phần không nhận thấy được cho tới khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất trên 90%. Nếu mặt trời bị che khuất đến 99%, ánh sáng ban ngày giống như lúc hoàng hôn..
- Bóng của nhật thực chuyển động 1.770 km trong 1 giờ tại xích đạo và lên tới 8.046 km trong một giờ gần các cực
- Chiều rộng của dải nhật thực là 269 km.
- Cứ 1,5 năm mới có nhật tực toàn phần một lần.
- Nhật thực một phần có thể nhìn thấy được trên dải nhật thực dài tới 4.828 km.
- Trước khi phát minh ra chiếc đồng hồ nguyên tử, việc nghiên cứu các văn bản cổ về nhật thực cho phép các nhà thiên văn phát hiện ra rằng Trái đất mỗi thế kỷ quay chậm đi 0,001 giây.
- Chỉ quan sát nhật thực mà năm 130 trước công nguyên nhà thiên văn Hy Lạp Hipparchus tính được khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng, chỉ sai 11% với số đo ngày nay.
- Cũng từ quan sat nhật thực mà năm 1668 nhà thiên văn học người Anh là Joseph Lockyer và người Pháp là Pierre Janssen độc lập với nhau cùng phát hiện ra khí trơ Heli (xuất phát từ chữ Helios là Thần Mặt trời) trong nhật hoa của Mặt trời.
- Khi nhật thực xảy ra các gia súc và gia cầm ở vùng dải nhật thực đi qua thường chuẩn bị đi ngủ hoặc có hành vi hoang mang, rối loại khi nhật thực toàn phần. Nhiệt độ giảm xuống rõ rệt.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
Đăng ngày: 21/02/2025

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.
Đăng ngày: 17/02/2025

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.
Đăng ngày: 17/02/2025

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
Đăng ngày: 15/02/2025

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
Đăng ngày: 06/02/2025

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
Đăng ngày: 06/02/2025

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm