Vài năm nữa chúng ta sẽ dùng phân người thay cho xăng
Các chuyên gia đang chế tạo ra một loại nhiên liệu "xanh" nhất từ trước đến nay từ phân người.
Xu hướng cả thế giới hiện nay là tìm và phổ biến các loại nhiên liệu sinh học, các nhiên liệu "xanh" và thân thiện với môi trường nhằm ngăn cản quá trình biến đổi khí hậu.
Bám sát xu hướng này, một nhóm chuyên gia thuộc ĐH California đang phát triển một loại nhiên liệu phải nói là... cực kỳ sinh học: từ phân người và động vật.
Xu hướng cả thế giới hiện nay là tìm và phổ biến các loại nhiên liệu sinh học.
Bằng việc chỉnh sửa lại Bacillus subtilis - còn được biết đến với cái tên trực khuẩn cỏ khô, các nhà nghiên cứu có thể phá vỡ các cấu trúc protein trong chất thải rồi chuyển các nguyên liệu còn lại về dạng cồn sinh học và amoniac.
David Wernick - thạc sĩ dự bị của ĐH California chia sẻ: "Chúng tôi đang hiện thực hóa điều này trên rất nhiều dạng chất thải như phân bón, nước thải, thực vật, thậm chí cả CO2 chúng ta thở ra".
Hàng tỉ tấn phân được thải ra mỗi năm do con người.
Theo Wernick hàng năm con người và động vật thải ra hàng tỉ tấn phân và chất thải, những thứ vốn không làm được chuyện gì ngoài việc gây ô nhiễm cho môi trường.
Chính vì thế nếu có thể biến cái thứ vô dụng này trở thành năng lượng, Wernick tin rằng chúng ta có thể đánh bật các loại nhiên liệu hóa thạch đang độc chiếm thị trường như hiện nay.
Ông cho biết các nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu diesel và nhiên liệu phản lực là những thứ đang chi phối cả thế giới. Chúng đều là những nhiên liệu dễ cháy, sản sinh mức năng lượng rất lớn, nhưng đồng thời rất độc hại và gây ô nhiễm môi trường.
Nhiên liệu sinh học hiện nay chưa hẳn là một sự thay thế phù hợp cho xăng dầu.
Trong khi đó, các loại nhiên liệu sinh học hiện nay dù khá thân thiện, nhưng thực sự vẫn chưa được xem là sự thay thế xứng tầm cho xăng, do mức nhiệt lượng sinh ra không đủ, và thành phần quá khác biệt.
Wernick cho rằng loại nhiên liệu mới từ phân người sẽ giúp giải quyết chuyện này. Ông cùng các cộng sự đang muốn sản xuất ra loại xăng sinh học có mức năng lượng dày đặc hơn, gần như tương tự xăng thật, nhưng tất nhiên là rất thân thiện với môi trường.
Tưởng tượng con siêu xe này chạy bằng phân nào...
Và thậm chí, loại nhiên liệu này còn giúp chúng ta dọn dẹp hàng tỉ tấn phân được thải ra mỗi năm. Quả thực là nhất cử lưỡng tiện.
Có vẻ như tương lai sử dụng phân để chạy ô tô đã không còn xa vời.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
