Vạn Lý Trường Thành đứng vững nhờ xây bằng "vữa sống"
Tưởng chừng như mong manh nhưng một lớp "vỏ sinh học" bí ẩn chính là thứ giúp Vạn Lý Trường Thành bất biến trước thời gian.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances tiết lộ về công nghệ "vữa sống" gây kinh ngạc được nhà Minh sử dụng để xây Vạn Lý Trường Thành.
Nhóm tác giả dẫn đầu bởi giáo sư Bo Xiao từ Trường Đại học Khoa học và Công nghệ đất đai thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã tìm ra bí mật thông qua phân tích mẫu từ 8 đoạn khác nhau của kỳ quan này.
Một đoạn xây bằng vữa sống của Vạn Lý Trường Thành - (Ảnh: SCIENCE ADVANCES).
Tám đoạn Vạn Lý Trường Thành trong nghiên cứu đều được xây dựng từ năm 1368 đến 1644 dưới triều Minh.
67% các mẫu này được xác định là có chứa vật liệu sinh học.
So sánh độ bền cơ học tường thành ở khu vực làm bằng "vữa sống" với các đoạn đất nện thuần túy bằng các thiết bị cơ khí tại chỗ cũng như trong phòng thí nghiệm, các tác giả nhận thấy các đoạn bằng "vữa sống" có độ bền gấp ba lần.
Phân tích chi tiết thành phần, họ phát hiện vữa sống này chứa các loài vi khuẩn lam, rêu và địa y.
Chúng đã được các công nhân đưa vào vữa một cách có chủ ý trong quá trình xây dựng.
Sau hàng thế kỷ, sự phát triển của các sinh vật bé nhỏ này và các chất chúng tiết ra như polymer đã hình thành một lớp vỏ sinh học cực kỳ bền chắc, giúp tăng cường độ ổn định cấu trúc của các đoạn trường thành này, khiến đất nện trở nên bền như bê tông.
Điều này đã giúp giải thích bí ẩn khổng lồ liên quan đến sự bền vững bí ẩn của tòa thành: Cho dù đất nện trộn sỏi - vật liệu chủ yếu của Vạn Lý Trường Thành - dễ xói mòn hơn đá nhiều, nhưng nó vẫn bền vững bất chấp thời gian.
Theo Live Science, dù kém bền nhưng chính đất nện mới giúp thúc đẩy sự hình thành "vỏ sinh học" từ vữa sống. Lớp vỏ này ngày càng bền chắc theo thời gian, ngăn chặn sự xói mòn.
Ngoài ra, kỹ thuật làm "vữa sống" thời nhà Minh này là một phát hiện đầy kinh ngạc, cho thấy sự phát triển ngoạn mục về khoa học kỹ thuật - bao gồm những thứ tưởng chừng như hiện đại như việc tận dụng vật liệu sinh học - đã được người Trung Quốc ứng dụng từ rất lâu.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
