"Vàng" ở núi lửa này có gì đặc biệt mà khiến hàng trăm công nhân mạo hiểm mạng sống để lấy?

Ở tỉnh Đông Java, Indonesia, hàng trăm người công nhân thợ mỏ mạo hiểm cả tính mạng của mình để lấy những "khối vàng" chảy ra từ miệng núi lửa đang hoạt động với điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt.

Họ phải ngày ngày đối mặt với những mối nguy hiểm rình rập, những làn khói lưu huỳnh độc hại để lấy thứ gọi là "vàng của quỷ" (devil's gold). Vậy tại sao họ lại chấp nhận rủi ro để lấy thứ sản sinh từ các núi lửa này.

Trong bài viết này, chúng ra sẽ cùng tìm kiếm câu trả lời khi đến với núi lửa Ijen (một tổ hợp núi lửa nằm trên ranh giới các huyện Banyuwangi và Bondowoso trong tỉnh Đông Java).

Đào vàng ở núi lửa - công việc nguy hiểm bậc nhất thế giới

Ở đây, mỗi công nhân chỉ được trang bị những dụng cụ lao động vô cùng thô sơ. Thứ giúp bảo vệ họ trước những làn khói độc hại phun ra từ núi lửa chính là chiếc khẩu trang phòng độc. Trong khi đó, trang phục của họ không có gì đặc biệt.

Vàng ở núi lửa này có gì đặc biệt mà khiến hàng trăm công nhân mạo hiểm mạng sống để lấy?
Trang phục của thợ mỏ. (Ảnh: Caters News Agency)

Họ sử dụng một cây sào dài để chọc vào các "khối vàng" đã đông cứng lại sau một thời gian chảy ra từ các khe nứt. Sau đó họ vác trên vai bằng đòn gánh một khối lượng hơn 90kg thứ vàng này qua nhưng địa hình dốc đứng nguy hiểm để về nơi xử lý.

Chính vì tính chất nguy hiểm của công việc mà rất ít thợ mỏ có thể sống hơn 50 tuổi. Thế nhưng những người dân nơi đây vẫn không từ bỏ công việc này vì theo chia sẻ của một thợ mỏ có tên Mistar đã làm việc được 30 năm ở đây thì họ sợ đói còn hơn sợ khí độc.

Đối với một trong những vùng hẻo lánh nhất Indonesia thì đây là một công việc mang lại giá trị cao. Mỗi công nhân mỏ sẽ thu nhập từ 12 đến 17 đô la/ngày (khoảng 276 đến 390 ngàn đồng mỗi ngày, do công ty mỏ PT. Candi Ngrimbi chi trả).

Vàng ở núi lửa này có gì đặc biệt mà khiến hàng trăm công nhân mạo hiểm mạng sống để lấy?
Các thợ mỏ lấy "vàng" ở miệng núi lửa. (Ảnh: Caters News Agency)

Mặc dù vậy, để có thể kiếm được số tiền này thì họ phải thức dậy từ 1 đến 2 giờ sáng, đi bộ khoảng hơn 3km lên đỉnh núi lửa hoặc đẩy xe lên. Sau đó họ lại đi xuống dốc miệng núi lửa hơn 300 m để đến nơi làm việc.

Nhiệt độ ở nơi đây có thể lên đến 38 độ C. Ngoài ra, họ còn thường xuyên phải đi sát mép hồ núi lửa với những khí độc hại bên dưới (SO2, H2S, CO2...). Nồng độ axit ở hồ tương đương với nồng độ axit của các cục pin (PH=0,3) nên việc trượt chân rơi xuống hồ sẽ rất nguy hiểm.

Vàng ở núi lửa này có gì đặc biệt mà khiến hàng trăm công nhân mạo hiểm mạng sống để lấy?
Nơi làm việc khắc nghiệt. (Ảnh: Caters News Agency)

Theo Mistar, nếu để nước trong hồ tiếp xúc với răng miệng thì bạn có thể mất cả răng, thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu uống vào bụng. Khí độc sẽ tới từ hai nguồn: Một là từ hồ nước trên miệng núi lửa, hai là từ các ống dẫn từ sâu bên trong núi lửa.

Nhiều người thậm chí còn không có mặt nạ phòng độc hay găng tay bảo hộ. Theo Mistar thì những người làm việc tại đây sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau ruột và bị ho.

'Vàng của quỷ' sẽ được dùng làm gì?

Những khối "vàng của quỷ" này được khai thác để lấy lưu huỳnh. Thứ lưu huỳnh này không bị trộn lẫn cát và rất sạch so với lưu huỳnh khai thác từ nguồn chính là dầu mỏ và khí đốt (98%). Người ta sẽ sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau.

Vàng ở núi lửa này có gì đặc biệt mà khiến hàng trăm công nhân mạo hiểm mạng sống để lấy?
Thợ mỏ và du khách. (Ảnh: Caters News Agency)

Người ta sẽ sử dụng lưu huỳnh để sản xuất diêm, pháo hoa, thuốc súng, chất tẩy rửa, giấy, pin, làm trắng đường, phân bón, làm cao su hay thậm chí làm rượu...

Ngày nay, công việc lấy lưu huỳnh như trên chỉ còn tồn tại ở núi lửa Ijen. Một trong những lý do khiến nó vẫn tồn tại chính là du lịch. Nhiều người thích thú khi đến nơi đây để chụp ảnh, nhìn khí gas xanh phát ra từ núi lửa hay quan sát các công nhân mỏ làm việc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao những loài chim xây tổ hình cốc có tỷ lệ sống cao hơn chim xây tổ mái vòm?

Tại sao những loài chim xây tổ hình cốc có tỷ lệ sống cao hơn chim xây tổ mái vòm?

Hầu hết các loài chim biết hót đều có nguồn gốc từ Australasia khoảng 45 triệu năm trước.

Đăng ngày: 06/05/2022
Vì sao cá heo được Nga triển khai bảo vệ căn cứ quan trọng giữa cuộc chiến với Ukraine?

Vì sao cá heo được Nga triển khai bảo vệ căn cứ quan trọng giữa cuộc chiến với Ukraine?

Ảnh chụp từ vệ tinh gần đây phát hiện Nga bí mật triển khai cá heo đã được huấn luyện để bảo vệ một căn cứ hải quân quan trọng của nước này trên Biển Đen.

Đăng ngày: 05/05/2022
Tại sao khi rút, lính bắn tỉa có thể vứt súng nhưng phải giữ kính ngắm?

Tại sao khi rút, lính bắn tỉa có thể vứt súng nhưng phải giữ kính ngắm?

Người ta nói rằng khi lính bắn tỉa rút lui có thể vứt súng đi nhưng nhất định phải giữ kính ngắm bên mình.

Đăng ngày: 04/05/2022
Tại sao nấu thức ăn trong lò vi sóng cực nhanh, nhưng không an toàn bằng lò nướng?

Tại sao nấu thức ăn trong lò vi sóng cực nhanh, nhưng không an toàn bằng lò nướng?

Nếu bạn là người thích ăn thịt gà nướng, cá hồi nướng, nhưng lúc vội hoặc lúc đang đói, bạn chỉ cần mất vài phút để đun chín nó trong lò vi sóng, nhưng liệu có an toàn không?

Đăng ngày: 04/05/2022
Vì sao ngủ đông khi du hành vũ trụ là điều không thể với con người?

Vì sao ngủ đông khi du hành vũ trụ là điều không thể với con người?

Trái với những gì chứng kiến trên phim ảnh, đây có thể là một trở ngại mãi mãi nằm ngoài tầm với của nhân loại.

Đăng ngày: 03/05/2022
Vì sao rừng già lại quan trọng?

Vì sao rừng già lại quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 28/04/2022
Vì sao ngón tay cái của chúng ta rất quan trọng?

Vì sao ngón tay cái của chúng ta rất quan trọng?

Ngón tay cái là ngón đặc biệt nhất trên bàn tay, nó giúp chúng ta kiểm soát chức năng cầm, nắm và quăng ném đồ vật.

Đăng ngày: 23/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News