Vành Đai Sao Thổ cho thấy chúng bị bẻ cong bất thường, tại sao vậy?
Nhiều năm rồi, "nhiếp ảnh gia" Cassini mang lại cho chúng ta những hình ảnh tuyệt đẹp của Sao Thổ.
Tàu thăm dò Cassini vừa gửi về những hình ảnh tuyệt vời của Vành Đai Sao Thổ, vành đai hành tinh đẹp nhất trong Hệ Mặt Trời (không tính Trái đất) chúng ta.
Nhưng nếu bạn nhìn kĩ vào vành đai khổng lồ ấy, bạn sẽ thấy phần tiếp xúc của nó với Sao Thổ bị bẻ cong một chút. Đừng vội lo lắng, bởi nó chỉ là ảo ảnh thị giác "mang tầm cỡ vũ trụ" đang đánh lừa bạn thôi.
Vành đai A và vành đai F của Sao Thổ bị bẻ cong.
Trong ảnh, vành đai A và vành đai F của Sao Thổ bị bẻ cong bởi lẽ bầu không khí của Sao Thổ hoạt động như một ống kính khổng lồ, như đội ngũ truyền thông của NASA giải thích về bức ảnh Sao Thổ tuyệt đẹp.
Một chút thông tin ngoài lề: Vành Đai Sao Thổ lớn nhất và thậm chí phản chiếu lại một lượng ánh sáng khổng lồ, nhiều hơn cả những ngôi sao xung quanh nó.
Đó chính là lý do vì sao không một vì sao nào xuất hiện trong tất cả những tấm ảnh của Sao Thổ. Camera không thể chụp được hình ảnh của cả Vành Đai và cả các ngôi sao khác một lúc.
Điều đó cũng có nghĩa rằng nửa trên bầu khí quyển của Sao Thổ được dội phần nhiều ánh sáng. Nhiều phần ánh sáng được chúng hấp thụ nhưng cũng một phần xuyên thẳng được qua và đi lại vào vũ trụ, bị khúc xạ khi chúng đi qua tầng khí quyển này.
Kết quả là bức ảnh chúng ta được nhìn thấy đó. Vì vậy đừng để tấm ảnh đó đánh lừa bạn, Vành Đai Sao Thổ vẫn thẳng và phẳng như mọi khi thôi!
Vành Đai Sao Thổ mỏng đến mức khi chụp ngang, chúng dường như biến mất.
Một điều tuyệt vời hơn nữa, hơn cả hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo nên bức ảnh tuyệt vời kia, đó là "thợ chụp ảnh" Cassini của chúng ta đã chụp bức ảnh này từ khoảng cách 1,8 triệu km, tức là mỗi một pixel ảnh trong tấm ảnh nguyên gốc bằng với 11km trong thực tế.
"Thợ chụp ảnh" Cassini của chúng ta đã chụp bức ảnh này từ khoảng cách 1,8 triệu km.
Tham khảo: sciencealert.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.
