Vật liệu hãm xung ôtô tạo ra từ phế thải cây chà là

Chất thải nông nghiệp từ cây chà là có thể tạo vật liệu tổng hợp với chi phí thấp, bền, kỳ vọng thay đổi nền công nghiệp sản xuất ô tô.

Các nhà khoa học từ Đại học Portsmouth và Cambridge của Anh đã phát triển thành công một loại vật liệu tổng hợp sinh học mới từ sinh khối cây chà là, Phys hôm qua đưa tin. Vật liệu bền, rẻ và thân thiện với môi trường, có thể sử dụng làm các bộ phận phi kết cấu như lót cửa và hấp thụ xung lực (hãm xung) trên ô tô.

Vật liệu hãm xung ôtô tạo ra từ phế thải cây chà là
Vật liệu mới được kỳ vọng có thể thay đổi nền công nghiệp sản xuất ô tô trong tương lai. (Ảnh: Phys).

Các thử nghiệm tính chất cơ học cho thấy vật liệu tổng hợp được gia cố bằng sợi chà là có sự cải thiện đáng kể về độ bền và sự dẻo dai so với vật liệu sinh học từ chất thải nông nghiệp trước đây. Bên cạnh đó, chúng dễ dàng tái chế và có thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, ưu điểm mà các loại vật liệu tổng hợp gia cố bằng sợi thủy tinh hay sợi carbon không có.

"Sinh khối cây chà là đem đến cơ hội lớn để phát triển vật liệu tổng hợp sinh học chi phí thấp, bền và nhẹ hơn", Tiến sĩ Hom Dhakal từ Đại học Portsmouth cho biết. "Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô vì vật liệu mới có thể làm giảm trọng lượng xe, giúp phương tiện tiêu thụ ít nhiên liệu và phát thải ít khí CO2 hơn".

Chà là là một trong những cây công nghiệp phổ biến nhất ở Bắc Phi và Trung Đông. Ngành sản xuất này hàng năm phát sinh một lượng lớn chất thải nông nghiệp ra môi trường do chúng chỉ được trồng lấy quả. Phần còn lại chủ yếu được đem đốt hoặc chôn dưới đất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

"Sẽ cần một thời gian dài để thuyết phục mọi người sử dụng vật liệu tổng hợp mới được gia cố bằng sợi tự nhiên. Đó là một hành trình dài và chúng ta phải kiên trì nếu muốn tạo ra thay đổi", Dhakal cho biết.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Industrial Crops and Products (Cây trồng và Sản phẩm Công nghiệp).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến không khí sa mạc thành nước uống theo cách hoàn toàn mới

Biến không khí sa mạc thành nước uống theo cách hoàn toàn mới

Một thiết bị nguyên mẫu mới, được phát triển tại Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah (KAUST) ở Ả Rập Saudi, có thể hấp thụ hơi nước và sau đó giải phóng nước lỏng theo yêu cầu.

Đăng ngày: 08/12/2018
Ra đời loại vật liệu… dày hơn khi được kéo giãn

Ra đời loại vật liệu… dày hơn khi được kéo giãn

Lẽ thường tình, khi ta kéo giãn mọi thứ, chúng đều trở nên mỏng hơn. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng; một số thứ, như da mèo, có những đặc tính kéo giãn “auxetic”.

Đăng ngày: 07/12/2018
Singapore chế tạo vật liệu siêu nhẹ từ rác nhựa

Singapore chế tạo vật liệu siêu nhẹ từ rác nhựa

Các nhà nghiên cứu Singapore đang nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho loại vật liệu mới siêu nhẹ có khả năng cách âm, kháng nhiệt được tạo ra từ rác nhựa tái chế.

Đăng ngày: 05/12/2018
Siêu du thuyền 114 triệu USD chạy bằng sức gió

Siêu du thuyền 114 triệu USD chạy bằng sức gió

Ý tưởng du thuyền xanh Wind Motion được đánh giá cao nhờ tính thân thiện với môi trường khi sử dụng 100% năng lượng sạch.

Đăng ngày: 05/12/2018
Quân đội Mỹ phát triển vũ khí laser có thể đốt cháy mục tiêu từ một khoảng cách xa

Quân đội Mỹ phát triển vũ khí laser có thể đốt cháy mục tiêu từ một khoảng cách xa

Theo tiết lộ ban đầu thì loại vũ khí đặc biệt này được thiết kế với hệ thống laser độc đáo chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 04/12/2018
Nhật Bản phát triển robot Avatar như trong phim viễn tưởng

Nhật Bản phát triển robot Avatar như trong phim viễn tưởng

Theo đó, thế hệ robot thứ ba của Nhật Bản có thể điều khiến từ xa trong khoảng cách lên đến gần 10km với kết nối 5G.

Đăng ngày: 04/12/2018
Mỹ chi 7 triệu USD phát triển khung xương trợ lực binh sĩ thành “siêu chiến binh”

Mỹ chi 7 triệu USD phát triển khung xương trợ lực binh sĩ thành “siêu chiến binh”

Được tích hợp cảm biến đặc biệt cùng công nghệ trí tuệ nhân tạo, bộ khung trợ lực của lính Mỹ trong tương lai có thể cho phép binh sĩ mang vũ khí hạng nặng và tăng độ bền với các địa hình khó khăn.

Đăng ngày: 03/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News