Vật liệu siêu bền giúp bảo vệ máy bay siêu thanh

Vật liệu gốm rỗng do nhóm nghiên cứu Trung Quốc thiết kế vẫn giữ được độ bền ở nhiệt độ 2.000 độ C, rất phù hợp để sản xuất tấm chắn bảo vệ trong hàng không vũ trụ.

Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển một vật liệu gốm rỗng với độ bền cơ học cao và tính cách nhiệt cần thiết đối với ứng dụng trong hàng không vũ trụ, Interesting Engineering hôm 23/1 đưa tin. Loại gốm này thậm chí có thể đóng vai trò chủ chốt như vật liệu cách nhiệt ở thế hệ máy bay siêu thanh tiếp theo, theo Chu Yanhui, nhà khoa học ở Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc.

Vật liệu siêu bền giúp bảo vệ máy bay siêu thanh
Vật liệu gốm rỗng mới có thể bảo vệ máy bay siêu thanh ở tốc độ cao. (Ảnh: Dall-E).

Vật liệu gốm rỗng ngày càng được ưa chuộng do khả năng cách nhiệt tốt, kết hợp với đặc điểm siêu nhẹ, tính trơ hóa học và độ dẫn nhiệt thấp. Nhưng đạt đồng thời cả độ bền cơ học và tính cách nhiệt cao ở gốm rỗng là một thách thức do vật liệu càng có nhiều lỗ rỗng để tăng tính cách nhiệt, độ bền cơ học càng giảm mạnh. Hiện tượng co rút và giảm độ bền cũng xảy ra khi vật liệu rỗng thông thường chịu nhiệt độ cao, có nghĩa chúng không thích hợp cho các ứng dụng hàng không vũ trụ.

Tuy nhiên, loại gốm mới phát triển bởi nhóm nghiên cứu ở Trường Khoa học vật liệu và Kỹ thuật thuộc Đại học Quảng Châu, có thiết kế cấu trúc đa cỡ giúp vượt qua những hạn chế trên. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Advanced Materials, Chu cho biết loại gốm tên 9PHEB thể hiện khả năng duy trì độ bền và kích thước xuất sắc dưới nhiệt độ lên tới 2.000 độ C, khiến nó rất phù hợp để sử dụng trong điều kiện cực hạn. Vật liệu dựa trên bao gồm 9 thành phần, tất cả đều là ion tích điện dương. Theo Chu, 9PHEB có độ rỗng 50%, nhưng độ bền nén của nó cực cao, ở mức khoảng 337 triệu pascal (Mpa) ở nhiệt độ phòng, lớn hơn đáng kể so với những loại gốm rỗng trước đây.

Loại gốm mới cũng cho kết quả tốt trong thử nghiệm độ ổn định nhiệt và cách nhiệt, giữ được 98,5% độ bền thậm chí ở 1.500 độ C. Khác với một số loại gốm truyền thống thường bị nứt vỡ ở nhiệt độ cao, 9HPEB cũng thể hiện biến dạng dẻo khi bị nén ở 2.000 độ C. Khi vật liệu biến dạng ở nhiệt độ cao, nó chịu lực căng 49%. Điều đó khiến độ bền của nó tăng lên 690 Mpa, lớn hơn gấp đôi so với trước đó. Đặc biệt, nhiệt độ cao không có bất kỳ tác động lớn nào tới thể tích hoặc kích thước vật liệu, nó chỉ có khoảng 2,4% sau khi bị nung ở 2.000 độ C.

Chu giải thích các đặc điểm cơ học và nhiệt trên là kết quả từ thiết kế đa cỡ của gốm. Thiết kế này bao gồm những lỗ li ti ở quy mô nhỏ, bề mặt chất lượng cao ở quy mô nano và biến dạng mạng ở quy mô nguyên tử. Cấu trúc vi mô của các lỗ gốm, cả về mặt kích thước và phân bố, đều đóng vai trò quan trọng đối với thiết kế. Khoảng 92% lỗ rỗng chỉ lớn cỡ 0,8 - 1,2 micromet. Ở cấp nano, gốm có những liên kết chắc chắn không khiếm khuyết giúp tăng cường độ bền cơ học. Ở cấp nguyên tử, biến dạng mạng từ thiết kế giúp cải thiện độ cứng và giảm dẫn nhiệt. Kết hợp với nhau, các đặc điểm này tăng độ bền cơ học và tính cách nhiệt của vật liệu, khiến nó phù hợp để dùng làm lá chắn cho máy bay siêu thanh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Huyndai ra mắt taxi bay 193km/h cất hạ cánh thẳng đứng

Huyndai ra mắt taxi bay 193km/h cất hạ cánh thẳng đứng

Mẫu taxi bay mới cất hạ cánh thẳng đứng hoạt động êm hơn nhiều so với trực thăng, bay hành trình ở 193km/h và quãng đường di chuyển từ 40 đến 64 km.

Đăng ngày: 24/01/2024
Nhóm nghiên cứu phát triển robot côn trùng nhỏ và nhanh kỷ lục

Nhóm nghiên cứu phát triển robot côn trùng nhỏ và nhanh kỷ lục

Hai robot MiniBug và WaterStrider dài lần lượt 8,5mm và 22mm, có thể di chuyển với tốc độ khoảng 6 mm mỗi giây.

Đăng ngày: 24/01/2024
Công nghệ truyền dữ liệu nhanh gấp 100 lần Wi-Fi

Công nghệ truyền dữ liệu nhanh gấp 100 lần Wi-Fi

Các nhà khoa học phát triển loại công nghệ giao tiếp ánh sáng khả kiến (VLC) có thể truyền dữ liệu bằng đèn thông thường sử dụng trong gia đình và văn phòng.

Đăng ngày: 22/01/2024
Phát triển pin nhiên liệu lấy năng lượng từ đất

Phát triển pin nhiên liệu lấy năng lượng từ đất

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Northwestern phát triển pin nhiên liệu mới thu năng lượng khi vi sinh vật phân giải đất.

Đăng ngày: 18/01/2024
Pin hạt nhân nhỏ hơn đồng xu, điện thoại xài 50 năm không cần sạc

Pin hạt nhân nhỏ hơn đồng xu, điện thoại xài 50 năm không cần sạc

Công ty Trung Quốc Betavolt Technology tuyên bố đã thu nhỏ thành công pin hạt nhân với kích thước 15 x 15 x 5mm, nhỏ hơn một đồng xu, siêu bền và an toàn.

Đăng ngày: 15/01/2024
Anh ra mắt robot sửa đường đầu tiên trên thế giới

Anh ra mắt robot sửa đường đầu tiên trên thế giới

Robot do công ty Robotiz3d của Đại học Liverpool phát triển có thể sửa chữa vết nứt và ngăn chặn ổ gà to hơn, giúp tiết kiệm hàng triệu USD chi phí sửa đường hàng năm.

Đăng ngày: 15/01/2024
Thiết bị đeo tích hợp AI giúp

Thiết bị đeo tích hợp AI giúp "ru" người khó ngủ

Nhiều thiết bị đeo tích hợp AI giúp " ru" người khó ngủ được giới thiệu tại Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) 2024.

Đăng ngày: 15/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News