Vật lý chứng minh: chẳng ai vừa lái xe vừa nhắn tin mà lại an toàn cả

Và cũng cho thấy là nếu không dùng điện thoại khi lái xe, bạn sẽ chẳng phải nghe tiếng còi của tái xế phía sau mỗi khi đèn xanh nữa.

Hầu như ai cũng đồng ý rằng đang lái xe mà mất tập trung thì vô cùng nguy hiểm, mà nhân tố chủ yếu gây mất tập trung (trong thời đại này) có lẽ là điện thoại di động. Người ta cứ phải kiểm tra xem thông báo mới nhất là gì, ai vừa like ảnh của mình/thả tim Instagram của mình/gửi tin nhắn inbox cho mình chỉ để thỏa mãn sự tò mò và thỏa mãn thôi thúc phải cầm vào điện thoại của bản thân. Chính điều ấy khiến cho tính mạng họ bị đe dọa.

Vật lý chứng minh: chẳng ai vừa lái xe vừa nhắn tin mà lại an toàn cả
Người ta cứ phải kiểm tra xem thông báo mới nhất là gì, chính điều đó khiến tính mạng họ bị đe dọa khi lái xe.

Trong phiên bản iOS mới của Apple, một tính năng mới xuất hiện: tính năng lái xe. Điện thoại của bạn sẽ biết khi nào bạn đang sử dụng phương tiện để di chuyển, và nó sẽ tự động dừng hiển thị mọi thông báo cho tới khi bạn dừng hẳn xe. Thật tiện lợi, nhưng cũng thật buồn khi thấy rằng người ta PHẢI thêm tính năng này vào điện thoại.

Nhưng cái này thì liên quan quái gì tới vật lý? “Tin tôi đi", phó giáo sư vật lý Rhett Allain tại Đại học Đông Nam Louisiana nói. Rằng mọi thứ rồi sẽ quy hết về vật lý hết, bạn cứ đọc tiếp bài báo dưới đây thì biết.

Đơn giản thôi, vấn đề nằm tại tốc độ.

Đang trên đường, điện thoại bạn bỗng rung lên. Tự nhủ rằng “lôi điện thoại ra nhìn lướt có một giây thì nhằm nhò gì”, thế là bạn mở khóa điện thoại bằng một động tác gạt màn hình/đè vân tay/giơ lên mặt lấy mống mắt rồi cảm thấy mình đã đúng. Bạn đã sai.

Bạn đang đi với vận tốc "v" và bạn mất một giây (theo như lời bạn tự nói) để ngó qua cái điện thoại một cái. Đó sẽ chính là một giây mà bạn rời mắt khỏi con đường mình đang đi. Điều gì xảy ra trong một giây ấy? Hãy tính toán chút, tìm ra vận tốc trung bình.

Vật lý chứng minh: chẳng ai vừa lái xe vừa nhắn tin mà lại an toàn cả

Trong công thức trên, ta có Δx là quãng đường bạn đi được, Δt đại diện cho thời gian đi quãng đường ấy (không phải lúc nào vận tốc cũng bằng quãng đường chia thời gian đâu nhé, vật lý bảo thế). Trong trường hợp này, thời gian đi quãng đường ấy (Δt) sẽ bằng 1 giây. Nhân chéo, ta có công thức dưới:

Vật lý chứng minh: chẳng ai vừa lái xe vừa nhắn tin mà lại an toàn cả

Nếu như vận tốc cực nhỏ, quãng đường đi được trong vòng 1 giây cũng sẽ nhỏ. Cứ cho rằng bạn đang đi với vận tốc 1 m/s (3,6km/h) thì hiển nhiên, bạn sẽ đi được 1 mét trong vòng 1 giây. Nếu như bạn đang đi với vận tốc 25 m/s (90km/h – chọn số to hơn chút để quy đổi cho tròn, đơn cử 40 km/h = 11.111 m/s), thì bạn sẽ đi được 25 mét trong vòng có 1 giây.

25 mét! Đó không phải là một khoảng cách ngắn đâu, và đó cũng là khoảng cách mà bạn đi được khi liếc vào cái màn hình điện thoại đó. Có rất nhiều thứ có thể xảy ra trong quãng đường 25 mét ấy, và đó còn chưa tính tới thời gian bạn cần để phản ứng lại với bất kì biến cố gì diễn ra trên quãng đường ấy.

Mặc dù là nhiều thứ khác cũng có thể khiến bạn xao nhãng: nhìn xuống đồng hồ cây số, kiểm tra xăng, liếc sang bạn xinh xinh đứng vệ đường, nhắc người chưa gạt chân chống, ... Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho điện thoại di động được, tuy nhiên mấy phép tính trên cũng cho bạn thấy rằng một giây cũng vô cùng quan trọng. Ta có câu “nhanh một giây, chậm cả đời” mà nhỉ, phiên bản đúng hơn có lẽ nên là “không để ý nhìn đường một giây, chậm cả đời”, dù âm điệu không hay bằng.

Vật lý chứng minh: chẳng ai vừa lái xe vừa nhắn tin mà lại an toàn cả
Đừng vừa nhắn tin vừa lái xe.

Vậy còn lúc dừng đèn đỏ thì sao?

Tưởng chừng như đó sẽ là một khoảng thời gian hợp lý để ta rút điện thoại ra kiểm tra xem tấm ảnh sống ảo vừa xong đã lên được 19 like chưa và có cái “phẫn nộ” nào không. Nhưng đó vẫn là một việc không nên làm, bởi lẽ bạn đang gây ảnh hưởng tới mọi người khác nữa.

Bạn dừng ngay lúc đèn chuyển màu đỏ, vì bản thân bạn là một người tuân thủ luật pháp. Đèn đỏ tới 60 giây lận và bạn rút điện thoại ra kiểm tra, lướt lướt. Hành động ấy đã khiến bạn mất tập trung.

Trong trường hợp bình thường, khi mà đèn chuyển xanh, người đầu tiên sẽ đi rồi đến người thứ hai rồi thứ ba rồi cứ thế. Giả sử, người lái có thời gian phản ứng với đèn xanh là 1 giây và cần 1 giây để đạp ga/kéo ga cho xe chạy. Nếu như đèn xanh là 60 giây, thì sẽ có 30 xe khởi động kịp và có lẽ, khoảng 20 xe sẽ qua đường trót lọt. Đó quả là một viễn cảnh trong mơ, nơi mà chẳng ai khó chịu về việc chờ đèn đỏ, ai cũng kiên nhẫn chờ đúng tới lượt thì đi. Quan trọng nhất là trong thế giới ấy, không ai bấm còi NGAY vào cái khoảnh khắc đèn chuyển xanh, hòng giục người phía trước.

Vật lý chứng minh: chẳng ai vừa lái xe vừa nhắn tin mà lại an toàn cả
Hãy bỏ điện thoại xuống mà tập trung vào việc lái xe, để tránh những cụm đèn nóng cháy vì nắng mùa hè.

Nhưng nếu người ta mà nhìn vào điện thoại thay vì nhìn vào đèn đường, thời gian phản ứng sẽ tăng lên. Hào phóng cho rằng thời gian phản ứng của người lái sẽ là 2 giây – gồm giật mình nhận ra màu xanh, tắt điện thoại cất vào túi (hoặc không cần cất, mặc bay những kẻ cướp giật khác), thì quãng đèn xanh 60 giây kia chỉ có 20 xe chuyển động được và có lẽ, chỉ có 15 xe đi qua trót lọt. Điện thoại đã làm đường ùn tắc như thế đó.

Vì thế, lần tới hãy bỏ điện thoại xuống mà tập trung vào việc lái xe, để tránh những cụm đèn nóng cháy vì nắng mùa hè. Sức mạnh của loài người tới từ cộng đồng, và khi mỗi cá nhân có trách nhiệm hơn chút, ta sẽ chẳng phải chờ đèn đỏ quá lâu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News